Nhân viên pha chế là gì? Công việc, thu nhập khi làm pha chế

Một trong những nghề thu hút nhiều bạn trẻ hiện nay chính là nhân viên pha chế. Nghề nghiệp này mang đến nhiều cơ hội hơn cho những bạn yêu thích đồ uống, ẩm thực nhưng vẫn muốn có mức thu nhập ổn định.

Vậy, nghề pha chế là gì? Hãy cùng viecngay.vn tìm hiểu ngay về nghề pha chế trong bài viết hôm nay.

Nhân viên pha chế là gì?

Nhân viên pha chế là một trong các vị trí thuộc nhóm ngành khách sạn, nhà hàng. Có khá nhiều tên gọi khác nhau của nghề pha chế. Tuy nhiên, nhân viên pha chế chính là người thực hiện các loại đồ uống (bao gồm đồ uống có cồn, đồ uống không có cồn) để phục vụ cho khách hàng.

Hiện tại, nhân viên pha chế có 2 loại chính là:

- Bartender: Người thực hiện pha chế các loại đồ uống có cồn như cocktail, soda, mocktail,…

- Barista: Người có am hiểu sâu về café và thực hiện pha chế các loại đồ uống liên quan đến café.

Có 2 dạng nhân viên pha chế là Bartender và Barista

Có 2 dạng nhân viên pha chế là Bartender và Barista

Bản mô tả công việc của nhân viên pha chế

Nhân viên chính của nhân viên pha chế vẫn là pha các loại đồ uống theo công thức để phục vụ cho khách hàng. Ngoài ra, họ sẽ có những công việc, nhiệm vụ khác như sau:

  • Tìm hiểu, trau dồi kỹ năng thường xuyên về các loại đồ uống;
  • Chào đón khách hàng đến với quán, nhà hàng, thực hiện theo các order của khách hàng do nhân viên phục vụ ghi chép lại.
  • Thực hiện giới thiệu thực đơn, các món đồ uống cho khách hàng.
  • Thực hiện pha chế, sáng tạo ra các loại đồ uống mới dựa trên các công thức có sẵn.
  • Trình bày thức uống đẹp mắt, tạo cảm giác ngon miệng cho khách hàng.

Ngoài những công việc chính, nhân viên pha chế có thể thực hiện thêm các công việc khác như xác định độ tuổi của khách khi được order các loại đồ uống có cồn, dọn dẹp, giữ gìn sạch sẽ khu vực làm việc, báo cáo công việc hàng ngày,…

Kỹ năng cần có để làm nhân viên pha chế

Để trở thành nhân viên pha chế, bạn sẽ cần có những kỹ năng sau:

  • Vị giác tốt

Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng của người làm pha chế. Vị giác tốt sẽ giúp nhân viên pha chế có thể pha được các món đồ uống ngon nhờ vào việc họ có thể biết chính xác mùi vị như thế nào.

  • Khéo tay, thẩm mỹ tốt

Ngoài vị ngon, đồ uống cũng cần có sự đẹp mắt. Do đó, bạn cần có thẩm mỹ tốt, khéo tay để giúp đồ uống trở nên ngon mắt hơn, thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Người làm pha chế cần có vị giác và thẩm mỹ tốt

Người làm pha chế cần có vị giác và thẩm mỹ tốt

  • Có kiến thức, am hiểu về đồ uống

Người làm Bartender hoặc Barista cần có kiến thức rộng và chuyên sâu về các loại đồ uống, những kiến thức này có thể bao gồm mùi vị, tính chất, công dụng của một loại đồ uống nào đó. Khi có kiến thức tốt, bạn sẽ biết kết hợp các loại đồ uống lại với nhau như thế nào để có được món ngon, hấp dẫn.

  • Tính thích nghi nhanh, giao tiếp tốt

Ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn sẽ cần phải tiếp xúc nhiều với các nhóm khách hàng khác nhau. Vì vậy, bạn sẽ cần có khả năng giao tiếp tốt và tính thích nghi nhanh với tập thể, các nhóm khách hàng.

  • Kỹ năng biểu diễn Flair Bartender

Đây là kỹ năng cần trau dồi thêm để giúp gia tăng được nguồn thu nhập của bạn. Hiện nay, có khá nhiều khách hàng đến uống trực tiếp tại quầy pha chế, và họ cũng rất thích những màn trình diễn được thực hiện bởi người pha chế.

  • Các kỹ năng khác

Ngoài những kỹ năng quan trọng trên, bạn cũng cần trau dồi thêm các kỹ năng khác như kỹ năng tiếng anh, xử lý tình huống, quản lý công việc, thời gian hiệu quả,…

Mức thu nhập của pha chế - lộ trình thăng tiến?

Với tính chất công việc đặc thù cùng với yêu cầu khắt khe về kỹ năng, chuyên môn khi làm việc, vị trí nhân viên pha chế hiện tại có mức lương tương đối cao so với mặt bằng chung. Mức lương cụ thể sẽ phụ thuộc vào việc bạn làm nhân viên pha chế ở đâu, quy mô của nhà hàng – khách sạn nơi bạn làm việc, kinh nghiệm,… Tuy vậy, bạn có thể tham khảo mức thu nhập trung bình của nhân viên pha chế như sau:

  • Mức trung bình: 18.100.000 đồng/tháng;
  • Mức thấp nhất: 5.800.000 đồng/tháng;
  • Mức cao nhất: 116.000.000 đồng/tháng;
  • Dải lương phổ biến: 5.800.000 – 16.800.000 đồng/tháng.

Ngoài ra, lộ trình thăng tiến của nhân viên pha chế cũng khá rõ ràng. Cụ thể, bạn sẽ trải nghiệm các vị trí sau khi lựa chọn làm pha chế:

  • Phụ Bar (Barboy): Người phụ giúp cho Bartender hoặc Barista trong quán.
  • Nhân viên pha chế: Người pha chế đồ uống chính phục vụ cho khách hàng.
  • Bar trưởng (Head Bartender/Shift Leader): Thường cần kinh nghiệm từ 2 – 4 năm làm pha chế.
  • Bộ phận giám sát pha chế (Beverage Supervisor): Thường gặp trong các nhà hàng, khách sạn có quy mô lớn.
  • Quản lý pha chế (Beverage Manager).
  • Quản lý chung của bộ phận ẩm thực (F&B Manager).
  • Giám đốc bộ phận dịch vụ, ẩm thực của khách sạn hoặc nhà hàng (Director F&B).

Người pha chế có thể thăng tiến thành giám đốc bộ phận R&B

Người pha chế có thể thăng tiến thành giám đốc bộ phận R&B

Tạm kết

Trên đây là những thông tin cần biết về vị trí nhân viên pha chế và công việc của vị trí này. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghề pha chế và lựa chọn được công việc phù hợp.