Trưởng nhóm và trưởng phòng chăm sóc khách hàng khác gì nhau?

Trưởng nhóm và trưởng phòng chăm sóc khách hàng đều là những vị trí quan trọng trong một doanh nghiệp. Vậy, Trưởng nhóm và trưởng phòng chăm sóc khách hàng khác gì nhau? Làm thế nào để tìm việc trưởng phòng chăm sóc khách hàng. Cùng theo dõi ngay trong bài viết hôm nay.

Trưởng phòng chăm sóc khách hàng là gì?

Trưởng phòng chăm sóc khách hàng là vị trí sẽ phụ trách toàn bộ nhiệm vụ, công việc của phòng chăm sóc khách hàng. Họ cũng là người thực hiện giám sát hoạt động, nhân sự của phòng chăm sóc khách hàng.

Trách nhiệm của họ là người duy trì sự hài lòng của khách hàng bằng việc đào tạo, hướng dẫn cho nhân viên chăm sóc khách hàng duy trì được trách nhiệm, mục tiêu đó.

Trưởng phòng chăm sóc khách hàng sẽ quản lý toàn bộ bộ phận CSKH

Trưởng phòng chăm sóc khách hàng sẽ quản lý toàn bộ bộ phận CSKH

Trưởng nhóm và trưởng phòng chăm sóc khách hàng khác gì nhau?

Trưởng nhóm và trưởng phòng chăm sóc khách hàng là 2 vị trí thường bị nhầm lẫn với nhau. Vậy. điểm khác nhau của 2 vị trí này như thế nào.

Quyền hạn và trách nhiệm

Quyền hạn và trách nhiệm của trưởng phòng chăm sóc khách hàng sẽ nhiều hơn so với trưởng nhóm. Thông thường, trường nhóm có thể chỉ là nhân sự phụ trách quản lý một nhóm nhỏ trong phòng chăm sóc khách hàng. Còn trưởng phòng chăm sóc khách hàng sẽ là người quản lý tất cả nhân sự trong bộ phận chăm sóc khách hàng, trong đó có các trưởng nhóm.

Công việc, nhiệm vụ

Về công việc và nhiệm vụ của 2 vị trí này sẽ khá tương tự nhau, tuy nhiên vẫn sẽ có một số điểm khác biệt như sau:

* Trưởng phòng chăm sóc khách hàng

Trưởng phòng thường sẽ làm việc và giao nhiệm vụ công việc cho các trưởng nhóm chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, trưởng phòng chăm sóc khách hàng sẽ thực hiện những công việc, nhiệm vụ như sau:

  • Thực hiện thu thập các ý kiến khiếu nại của nhân viên, làm các thủ tục hỗ trợ xử lý khiếu nại.
  • Thực hiện tổng hợp các bảng tiêu chí đánh giá từ khách hàng;.
  • Thực hiện quản lý những kênh thông tin chăm sóc khách hàng hoặc kênh thông tin liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Quản lý, lên các kế hoạch liên quan đến chương trình tặng quà, ưu đãi dành cho khách hàng.
  • Lên các bản kế hoạch chi tiết về nhân sự, kinh phí, thời gian thực hiện,… cho hoạt động của toàn bộ phòng chăm sóc khách hàng.
  • Quản lý nhân sự bao gồm các trưởng nhóm chăm sóc khách hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng.
  • Làm việc trực tiếp với cấp trên, ban giám đốc về định hướng của phòng chăm sóc khách hàng. Đưa ra ý kiến đóng góp về định hướng phát triển của công ty.
  • Trưởng phòng chăm sóc khách hàng cũng sẽ là vị trí thiết lập, đưa ra các chỉ tiêu, KPI đánh giá cho bộ phận chăm sóc nhân sự. Ví dụ các chỉ tiêu, KPI như số khách hàng thiện cảm tốt, tỷ lệ duy trì khách hàng, chỉ số hài lòng, tỷ lệ gắn bó của khách hàng với doanh nghiệp,…

Trưởng phòng thường sẽ làm việc và giao nhiệm vụ công việc cho các trưởng nhóm chăm sóc khách hàng

Trưởng phòng thường sẽ làm việc và giao nhiệm vụ công việc cho các trưởng nhóm chăm sóc khách hàng

* Trưởng nhóm chăm sóc khách hàng

  • Thực hiện quản lý các nhân sự là chuyên viên, nhân viên chăm sóc khách hàng thuộc nhóm của mình.
  • Trưởng nhóm chăm sóc khách hàng sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ cho trưởng phòng trong việc quản lý nhóm nhân viên của mình.
  • Nhận nhiệm vụ từ trưởng phòng chăm sóc khách hàng.
  • Thực hiện phân phối nhiệm vụ, công việc cụ thể đến từng nhân viên chăm sóc khách hàng riêng biệt.
  • Tổng hợp ý kiến phản hồi của khách hàng từ nhân viên, phân tích và báo cáo lên trưởng phòng chăm sóc khách hàng.
  • Hỗ trợ cho trưởng phòng chăm sóc khách hàng một số công việc khác theo yêu cầu.
  • Thực hiện giám sát, thúc đẩy các nhân viên chăm sóc khách hàng hoàn thành nhiệm vụ công việc của mình tốt nhất.
  • Thực hiện đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng theo yêu cầu của trưởng phòng, doanh nghiệp hoặc hỗ trợ trưởng phòng trong công tác đào tạo nhân sự.

Mức thu nhập

Về mức thu nhập, vị trí trưởng phòng chăm sóc khách hàng sẽ có mức thu nhập cao hơn so với trưởng nhóm chăm sóc khách hàng. Mức chênh lệch này có thể tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, khu vực làm việc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo bảng so sánh mức thu nhập trung bình của 2 vị trí này sau đây:

Mức lương          

Trưởng phòng CSKH          

Trưởng nhóm CSKH   

Thấp nhất

6.000.000

5.000.000

Bậc thấp

14.200.000

10.300.000

Trung bình

17.600.000

12.400.000

Bậc cao

20.900.000

14.400.000

Cao nhất

45.000.000

42.000.000

Đơn vị tính: đồng/tháng – Bảng so sánh được tổng hợp từ số liệu của Việt Nam Salary

Tìm việc làm trưởng phòng chăm sóc khách hàng ở đâu?

Hiện tại, với sự phát triển của công nghệ 4.0, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm tin tuyển dụng trưởng phòng chăm sóc khách hàng tại các kênh như:

  • Các nền tảng tuyển dụng trực tuyến như TopCV, vietnamwork, job123,… Bạn có thể tìm kiếm nhiều tin tuyển dụng liên quan và so sánh để lựa chọn được vị trí phù hợp.
  • Các nhóm liên quan đến tuyển dụng chăm sóc khách hàng trên các Social.
  • Tìm kiếm trực tiếp tại các kênh tuyển dụng của doanh nghiệp như fanpage, website tuyển dụng.

Bạn có thể tìm việc trưởng phòng CSKH ở nhiều phương tiện khác nhau

Bạn có thể tìm việc trưởng phòng CSKH ở nhiều phương tiện khác nhau

Tạm kết

Trên đây là bài viết “Trưởng nhóm và trưởng phòng chăm sóc khách hàng khác gì nhau?”. Hy vọng với những thông tin trong bài sẽ giúp bạn hiểu được sự khác nhau của 2 vị trí này và định hướng được công việc phù hợp.