Giỏi văn nên học ngành gì? Các ngành thu nhập cao, dễ xin việc

Giỏi văn có rất nhiều lựa chọn tốt về ngành học trong tương lai. Vậy giỏi văn nên học ngành gì? Đâu là ngành mang lại cơ hội thu nhập cao và dễ xin việc? Tất cả sẽ được ViecNgay.vn giải đáp qua bài viết dưới đây!

Giỏi văn nên học ngành gì?

Ngành Văn học

Gợi ý hàng đầu cho thắc mắc giỏi văn nên học ngành gì là ngành văn học. Đây là ngành học bao quát hầu hết các lĩnh vực mà một người giỏi văn có thể theo đuổi, như: Văn học và lịch sử dân tộc, ngôn ngữ, viết báo, bình luận và phân tích tác phẩm, biên tập và xuất bản,...

Ngành văn học mang đến cơ hội việc làm rất rộng mở. Sinh viên tốt nghiệp ngành này sẽ có thể đảm nhiệm các công việc:

  • Nhà văn: Sáng tác các tác phẩm văn học với nhiều thể loại và lĩnh vực khác nhau để phục vụ nhu cầu giải trí của người đọc.

  • Biên tập viên: Tổng hợp, biên soạn nội dung thành những bản tin, bài báo, chuyên mục,... hoàn chỉnh phục vụ cho việc xuất bản.

  • Hiệu đính sách: Kiểm tra lại lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, các lỗi kỹ thuật khác trên các bài báo, nội dung sách trước khi xuất bản.

  • Content writing, copywriting, content creator: Sáng tạo nội dung bài viết PR, quảng cáo, tên thương hiệu, slogan,... cho các doanh nghiệp. 

  • Giáo viên dạy văn: Giảng dạy môn ngữ văn tại các trường học và trung tâm đào tạo.

  • Phóng viên báo chí, truyền hình: Tìm kiếm, thu thập, biên soạn tin tức để mang đến người đọc những thông tin nóng hổi, hấp dẫn.

  • Văn thư: Quản lý các đầu mục sách, báo, tạp chí. Quản lý hoạt động mua, bán, cho mượn, cho thuê,... của sách báo tại các tòa soạn, thư viện, trường học. 

giỏi văn nên học ngành gì

Giỏi văn nên học ngành gì?

Các trường đại học đang đào tạo ngành này gồm có: Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện báo chí & Tuyên truyền, Đại học Lao động & Xã hội, Đại học Công đoàn, Đại học Sư phạm TP.HCM,...

Ngành Báo chí

Khi theo học ngành báo chí, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức về cách sản xuất, phân phối và truyền thông thông tin cho cộng đồng. Cụ thể, các lĩnh vực chính được đào tạo trong ngành báo là: Viết bài, biên tập, chụp ảnh, luật và đạo đức nghề báo, tâm lý giao tiếp,... Báo chí là ngành được rất nhiều người gợi ý cho những ai còn phân vân giỏi văn nên học ngành gì.

Sau khi tốt nghiệp ngành Báo chí, bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các vị trí:

  • Biên tập viên

  • Phóng viên

  • Phát thanh viên: Biên tập tin tức, đọc và thu âm tin tức, sử dụng các phần mềm chỉnh âm để chỉnh sửa file âm thanh. Phát thanh viên có thể làm việc tại các đài phát thanh, trung tâm văn hóa - tin tức tại các địa phương.

  • Quay phim: Ghi hình TVC quảng cáo, bản tin, chương trình truyền hình,...

  • Dẫn chương trình: Dẫn các bản tin trước ống kính, đến các hiện trường lấy tin, biên tập tin.

giỏi văn nên học ngành báo chí

Giỏi văn nên học ngành Báo chí

Có khá nhiều trường Đại học đào tạo ngành báo chí, tiêu biểu là các trường sau: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Văn hóa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM,...

Ngành Truyền thông - Marketing

Chắc chắn không thể bỏ qua ngành truyền thông - marketing khi nhắc đến giỏi văn nên học ngành gì. Đây là ngành đào tạo cách thức quản trị thương hiệu, tiếp cận khách hàng và xúc tiến bán hàng. Nội dung học của ngành này sẽ tập trung vào các kiến thức về quản trị thương hiệu, marketing đa nền tảng, quan hệ công chúng, tạo dựng và quản lý các chương trình khuyến mãi,...

Học ngành truyền thông - marketing sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm tốt. Chẳng hạn làm việc trong các lĩnh vực:

  • Digital Marketing: Phụ trách mảng quảng cáo trên các nền tảng số của doanh nghiệp. Chẳng hạn: Website, Facebook, Instagram, TikTok,...

  • Quan hệ công chúng: Phụ trách các hoạt động tiếp cận, truyền thông, tương tác với công chúng. Tổ chức các sự kiện offline, quản lý hiệu ứng truyền thông,...

  • Quản trị thương hiệu: Phụ trách các chiến dịch truyền thông, xây dựng thương hiệu của công ty. Quản lý, phát triển bộ nhận diện thương hiệu.

  • Quản trị tiếp thị bán hàng: Lên kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động mở bán, các đợt khuyến mãi, ra mắt sản phẩm.

Ngành Truyền thông - Marketing cũng rất phù hợp với người giỏi văn

Ngành Truyền thông - Marketing cũng rất phù hợp với người giỏi văn

Các trường nổi tiếng về đào tạo truyền thông - marketing: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế – Luật – ĐHQG TP.HCM, Đại học RMIT, Kinh tế – Tài chính TP.HCM,...

Ngành sư phạm ngữ văn

Sẽ là thiếu sót nếu hỏi giỏi văn nên học ngành gì mà không nhắc đến sư phạm ngữ văn. Đây là ngành đào tạo chuyên sâu về văn học, ngôn ngữ và phương pháp giáo dục. Đồng thời rèn cho sinh viên kỹ năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục, bồi dưỡng khả năng sư phạm, phẩm chất nhà giáo.

Giỏi văn nên học ngành gì? Giỏi văn nên tham khảo ngành sư phạm ngữ văn

Giỏi văn nên học ngành gì? Giỏi văn nên tham khảo ngành sư phạm ngữ văn

Sau khi tốt nghiệp sư phạm ngữ văn, bạn có những lựa chọn nghề nghiệp sau:

  • Trở thành giáo viên dạy văn: Công tác tại các trường tiểu học, trung học, trung tâm giáo dục và cao đẳng, đại học.

  • Làm cán bộ quản lý giáo dục: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phân công, thực hiện các chiến lược giáo dục và đào tạo của một tổ chức.

  • Phụ trách chuyên môn tại các Sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  • Nhà ngôn ngữ học: Nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện, cải tiến phương pháp dạy tiếng Việt.

Các trường Đại học đào tạo ngành sư phạm ngữ văn hàng đầu cả nước: Đại học Sư phạm Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM,...

Ngành hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch là ngành đào tạo kiến thức về quản trị và điều hành du lịch, tâm lý du khách, thiết kế tour và sự kiện quảng bá tour du lịch,... Đặc biệt học ngành này, sinh viên còn được đi đến rất nhiều địa điểm, danh thắng trong và ngoài nước. Vì vậy, những bạn đam mê “xê dịch” chắc chắn sẽ lựa chọn ngành này mà không cần băn khoăn nhiều về việc giỏi văn nên học ngành gì?

Ngành hướng dẫn viên du lịch được khá nhiều bạn giỏi văn lựa chọn

Ngành hướng dẫn viên du lịch được khá nhiều bạn giỏi văn lựa chọn

Kết thúc chương trình học, sinh viên ngành hướng dẫn viên du lịch có thể đảm nhiệm các công việc sau:

  • Hướng dẫn viên du lịch: Theo các đoàn du khách đến các địa điểm di tích, danh thắng để giới thiệu về văn hóa, lịch sử của địa điểm.

  • Kinh doanh tour du lịch: Trực tiếp trao đổi với khách hàng về nhu cầu đặt tour. Tư vấn, thuyết phục và chốt tour phù hợp cho khách hàng.

  • Điều hành tour du lịch: Lên kế hoạch cho chuyến tham quan của du khách. Phân công công việc cho hướng dẫn viên du lịch. Quản lý các việc như đặt xe, book phòng, kiểm tra địa chỉ và thời gian check-in, check-out,... với những tour dài ngày, đông người.

  • Quản lý du lịch: Quản lý, phân bổ ngân sách chi tiêu cho các tour. Điều hành, tổ chức training hướng dẫn viên. Lên kế hoạch quảng cáo các tour theo thời điểm.

  • Giảng viên du lịch: Trở lại giảng dạy ngành hướng dẫn viên du lịch cho sinh viên các trường Đại học và trung tâm dạy nghề.

Các công việc làm thêm ngoài giờ cho sinh viên giỏi văn

Trong quá trình học Đại học, rất nhiều sinh viên tận dụng thời gian để tìm kiếm các công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Đồng thời có cơ hội cọ xát với môi trường làm việc thực tế. Chính vì vậy, ngoài câu hỏi “giỏi văn nên học ngành gì”, thì nhiều bạn trẻ cũng có thắc mắc “sinh viên giỏi văn nên làm thêm các công việc gì?”.

Các công việc làm thêm cho sinh viên giỏi văn

Các công việc làm thêm cho sinh viên giỏi văn

Các công việc không liên quan đến chuyên ngành Ngữ văn

Dù không liên quan đến chuyên ngành nhưng làm những công việc này cũng mang lại rất nhiều giá trị cho sinh viên. Đây là cơ hội để bạn va vấp với môi trường làm việc thực tế. Bên cạnh đó còn tạo cơ hội mở rộng mối quan hệ, rèn tính kỷ luật và trách nhiệm trong công việc. 

Học giỏi ngữ văn vẫn có thể làm các công việc không liên quan đến chuyên ngành ngữ văn

Học giỏi ngữ văn vẫn có thể làm các công việc không liên quan đến chuyên ngành ngữ văn

Dưới đây là ba công việc làm thêm mà sinh viên học ngành nào cũng có thể tham khảo:

  • Gia sư: Với các bạn giỏi văn thì nên lựa chọn gia sư ngữ văn. Sinh viên sẽ phụ trách dạy kèm cho học sinh từ cấp tiểu học đến THPT tùy theo ý muốn và năng lực. Đây là cơ hội để bạn củng cố lại kiến thức, rèn tính kiên nhẫn trong công việc.

  • Phục vụ/thu ngân/bán hàng: Rất nhiều sinh viên chọn công việc này để làm thêm. Với mức thu nhập khoảng 18 - 22 nghìn/giờ, những công việc ngày mang đến khoản thù lao tương đối ổn cho sinh viên.

  • Tạp vụ văn phòng: Hiện nay có khá nhiều công ty, đặc biệt là công ty nhỏ và startup thuê sinh viên làm tạp vụ văn phòng theo giờ. Thay vì dọn dẹp thông thường, sinh viên sẽ được nhiều công ty giao cho việc sắp xếp, phân loại giấy tờ hoặc nhập liệu những văn bản đơn giản.

>> Tìm hiểu thêm: Tạp vụ văn phòng là gì? Mô tả chi tiết công việc tạp vụ văn phòng

>> Tìm việc làm phục vụ, tạp vụ văn phòng chất lượng với Viecngay 

Các công việc liên quan đến chuyên ngành

So với các công việc kể trên, những việc làm dưới đây sẽ liên quan nhiều hơn đến sự nghiệp mà các bạn sẽ theo đuổi sau này. Những công việc này bổ trợ kiến thức và kỹ năng mềm cần thiết để bạn không bị bỡ ngỡ khi bước vào nghề. Đồng thời cũng mang đến mức thu nhập cao hơn, cho bạn nhiều cơ hội phát triển hơn.

Giỏi văn nên học ngành gì? Các công việc làm thêm liên quan đến chuyên ngành ngữ văn

Giỏi văn nên học ngành gì? Các công việc làm thêm liên quan đến chuyên ngành ngữ văn

Với những lợi ích như vậy, tất nhiên những việc làm này sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn. Sau đây là các việc làm có liên quan trực tiếp đến chuyên ngành mà sinh viên giỏi văn nên biết:

  • Biên phiên dịch: Bạn có thể nhận tài liệu về để dịch thuật. Hoặc theo các đoàn làm việc đi công tác, dịch cabin, dịch trực tiếp trên sân khấu trong các buổi hội thảo, tọa đàm,... Biên phiên dịch cần người đảm nhiệm có khả năng diễn đạt tốt, vốn từ vựng phong phú. Vì vậy công việc này khá phù hợp để các bạn giỏi văn thử sức.

  • Quản lý fanpage, website: Đăng bài, design ảnh, lên ý tưởng theo tuần, tháng,... cho các trang fanpage, website của công ty. Tương tác với người dùng trên mạng xã hội của công ty. Quản trị hiệu suất của các trang mạng xã hội đó. 

  • Content Marketing: Trở thành CTV viết bài PR, quảng cáo cho các trang mạng xã hội, viết content SEO website cho các công ty, nhãn hàng. Rất nhiều người coi content marketing là một công việc nghiêm túc để theo đuổi. Tuy vậy cũng không ít đơn vị thuê người viết content dưới hình thức freelancer.

>> Tìm hiểu thêm: Top những công việc không cần đến công ty, có thể làm tại nhà

Như vậy bài viết đã mang đến bạn đầy đủ những thông tin cần biết về những ngành học dễ xin việc, lương cao cho học sinh giỏi văn. Hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc của bạn về việc: “Giỏi văn nên học ngành gì?”. Để tìm kiếm  việc làm trong mọi lĩnh vực, đừng quên truy cập Viecngay ngay!