Trưởng phòng kế toán làm những công việc gì? Thu nhập ra sao?

Một doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì bộ phận kế toán là không thể thiếu. Bởi đây là nơi chịu trách nhiệm quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế của công ty như: sử dụng, phân phối, hình thành các quỹ tiền tệ, đánh giá hiệu quả các vấn đề liên quan đến tài chính. Thông qua Trưởng phòng kế toán là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình chịu trách nhiệm và đưa ra các quyết định tài chính cho doanh nghiệp.

Trưởng phòng kế toán là gì?

Trưởng phòng kế toán là người lãnh đạo, điều hành, theo dõi các công việc chung của cả phòng kế toán, chịu trách nhiệm quản lý chung mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán của công ty. Trưởng phòng quyết định về cơ cấu nhân sự của phòng; đánh giá năng lực chuyên môn của từng nhân viên; tham gia các cuộc họp cấp lãnh đạo của doanh nghiệp; nắm vững tình hình hoạt động tài chính của công ty; báo cáo, đề xuất cho cấp trên ra các quyết định phát triển tài chính; ...

Báo cáo, đề xuất các phương án phát triển tài chính công ty với cấp trên

Báo cáo, đề xuất các phương án phát triển tài chính công ty với cấp trên

Trưởng phòng kế toán làm những công việc gì?

Tùy theo đặc trưng công việc, Trưởng phòng kế toán sẽ đảm nhận cụ thể các công việc sau:

  • Xây dựng hệ thống quản lý tài chính hỗ trợ cấp trên.

  • Quản lý chung, phân bổ công việc, dự án cho nhân viên cấp dưới, trực tiếp theo dõi, đôn đốc nhân viên hoàn thành tốt vai trò của mình.

  • Xây dựng kế hoạch quản lý nguồn vốn, tài sản, các nguồn lực kinh tế của công ty giao cho các đơn vị. Kiểm tra việc chấp hành, tình hình thực hiện theo quy định.

  • Thực hiện thống kê dữ liệu, báo cáo hoạt động tài chính công ty với cấp trên theo đúng quy định.

  • Kiểm tra tiến độ các dự án theo định kỳ để phản ánh kịp thời kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp với cấp trên để nhanh chóng có hướng xử lý.

  • Lưu trữ, bảo quản, bảo mật sổ sách, chứng từ, các số liệu tài chính công ty. 

Ngoài ra, Trưởng phòng kế toán còn thực hiện những nhiệm vụ khác do giám đốc yêu cầu.

Những yêu cầu cần có để có thể trở thành Trưởng phòng kế toán

  • Bằng cấp: Trưởng phòng kế toán cần phải có tối thiểu bằng Cử nhân chuyên ngành Kế toán hoặc tài chính kế toán. Bên cạnh đó, có bằng Thạc sĩ và những chứng chỉ liên quan sẽ là lợi thế.

  • Kinh nghiệm làm việc: Phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở chức vụ Trưởng phòng kế toán hoặc ở những vị trí tương đương.

  • Kỹ năng: Thành thạo tin học văn phòng, các phần mềm kế toán và biết ít nhất 1 ngoại ngữ khác. Đặc biệt là tiếng Anh, …

  • Yêu cầu: 

  • Có kiến thức kế toán sâu rộng. Có khả năng tiếp nhận và xử lý với lượng lớn các cơ sở dữ liệu. Am hiểu, nắm rõ các chế độ kế toán, luật pháp cũng như quy định, tiêu chuẩn kế toán.

  • Tỉ mỉ, cẩn thận, có trách nhiệm trong cách làm việc và luôn có sự chú ý cao đến các chi tiết.

  • Có khả năng quản lý, chỉ đạo, giám sát hoạt động của một bộ phận.

Trưởng phòng kế toán phải làm việc có trách nhiệm, có kỹ năng quản lý một bộ phận 

Trưởng phòng kế toán phải làm việc có trách nhiệm, có kỹ năng quản lý một bộ phận 

Thu nhập của Trưởng phòng kế toán hiện nay là bao nhiêu?

Hiện nay, nhà nước không quy định mức lương tối đa cho kế toán nói chung và các vị trí trong ngành kế toán nói riêng. Vì thế, tùy thuộc vào chế độ đãi ngộ của mỗi công ty mà mức lương của mỗi vị trí bộ phận kế toán sẽ phụ thuộc vào năng lực của từng người. 

Vậy lương và chế độ phụ cấp cho vị trí trưởng phòng kế toán hiện nay bao nhiêu? Mức lương trung bình cho vị trí trưởng phòng kế toán là 800$ đến 1000$ (khoảng 20-25 triệu VND). Tuy nhiên, để đạt được mức lương này bạn cũng cần phải có ít nhất từ 3 đến 6 năm kinh nghiệm.

Không có mức lương nào chính xác cho vị trí Trưởng phòng kế toán. Mức lương của Trưởng phòng kế toán được quyết định dựa vào nhiều yếu tố như:

Năng lực, kinh nghiệm

Năng lực và kinh nghiệm là những yếu tố tác động đến thu nhập của mỗi người lao động. Mức lương luôn tỷ lệ thuận với năng lực và số năm kinh nghiệm của bạn. Đặc biệt với vị trí Trưởng phòng kế toán, khả năng làm việc, số kinh nghiệm tích lũy qua các năm, thái độ làm việc là yếu tố tiên quyết cho mức lương của bạn cao hay thấp so với những đồng nghiệp cùng chức vụ Trưởng phòng.

Tính chất, khối lượng công việc

Tùy theo loại hình kinh doanh của công ty, tính chất, khối lượng cũng như trách nhiệm công việc mà mức lương của một Trưởng phòng kế toán sẽ có sự khác nhau. 

Khối lượng công việc trong lĩnh vực này nhiều, trách nhiệm cao thì tương ứng mức lương cũng sẽ cao hơn so với vị trí, lĩnh vực công việc khác.

Tùy thuộc vào năng lực mà thu nhập có thể cao hơn

Tùy thuộc vào năng lực mà thu nhập có thể cao hơn

Quy mô, tình hình tài chính của công ty

Quy mô, tình hình tài chính của công ty cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mức lương mà một Trưởng phòng kế toán nhận được.

Nếu công ty lớn, tài chính vững mạnh thì mức lương chắc chắn sẽ cao hơn mức lương của các công ty vừa và nhỏ. 

Mặt khác, công ty có doanh thu cao, lợi nhuận cao thì khả năng chi trả lương cho nhân viên sẽ tốt hơn rất nhiều, đồng thời sẽ có thêm nhiều chính sách đãi ngộ khác như lương tháng 13, thưởng mốc KPI, thưởng tuần, tháng,… 

Còn những công ty vừa và nhỏ, vị trí Trưởng phòng kế toán có thể sẽ không có vì để tiết kiệm chi phí nên thường các công ty này sẽ tuyển một số nhân sự về đảm nhận vị trí kế toán. Do đó, mức lương sẽ thấp hơn các doanh nghiệp lớn là điều dễ hiểu. 

Vị trí địa lý khu vực làm việc cũng quyết định lương Trưởng phòng kế toán bao nhiêu?

Hiện nay mức lương ngành kế toán cũng như các ngành khác có sự chênh lệch giữa các tỉnh thành phố. Tại các tỉnh thành phố lớn, đô thị phát triển, dân cư đông đúc với mức sống cao như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM sẽ có thu nhập cao hơn các khu vực khác. Vì thế mức lương cũng như cơ hội việc làm của các vị trí Trưởng phòng kế toán tại đây cũng cao hơn.

Tạm kết

TopCV hy vọng đã cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về vị trí Trưởng phòng kế toán. Vị trí này làm những công việc gì? Thu nhập ra sao? Hãy theo dõi những bài viết của TopCV để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích nhất về các ngành nghề trong hành trình tìm việc và làm việc bạn nhé. Chúc các bạn luôn thành công.