Thợ hàn là làm gì? Mô tả chi tiết công việc của nghề thợ hàn

Nghề thợ hàn đã không còn quá xa lạ với những người làm việc trong lĩnh vực cơ khí nói riêng và ngành sản xuất nói chung. Tuy vậy thực tế thợ hàn là làm gì và mô tả công việc thợ hàn là như thế nào? Cùng Viecngay.vn tìm hiểu qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây nhé!

Cùng tìm hiểu về nghề thợ hàn và mô tả công việc này

Cùng tìm hiểu về mô tả công việc của người thợ hàn

Nghề thợ hàn là làm gì?

Thợ hàn thực chất là một vị trí thuộc khối ngành kỹ thuật, là người sử dụng những công cụ, máy móc chuyên dụng để trám, gắn hai hay nhiều thiết bị, bộ phận kim loại với nhau.

Trong ngành cơ khí, hàn được xem là thao tác cơ bản mà bất cứ thợ cơ khí nào đều cần biết. Tuy nhiên để có thể làm được thợ hàn chuyên nghiệp thì kỹ năng của bạn phải cực kỳ nhuần nhuyễn và thành thạo. Người thợ hàn thật sự là người lành nghề, am hiểu tường tận kỹ thuật của công việc.

Đặc điểm của nghề thợ hàn đó là làm việc cùng thiết bị, máy móc trám, gắn kim loại hàng ngày hàng giờ. Công việc có thể là tại các xưởng cơ khí, xưởng sản xuất hoặc có thể là ngoài trời, tại một số không gian khác tùy theo tình huống.

Những đạo cụ không thể thiếu của một thợ hàn bao gồm các loại máy tạo hình kim loại như gọt, dũa, dát mỏng, kéo giãn, v.v.. tùy theo từng thiết bị và thực trạng của sản phẩm. Đi kèm với các đạo cụ chính là quần áo và mặt nạ bảo hộ, để tránh những tia lửa khi tiến hành thao tác hàn, hạn chế các tai nạn lao động.

Thợ hàn làm việc tại các xưởng cơ khí với các thiết bị kim loại

Thợ hàn làm việc cùng các thiết bị kim loại tại xưởng cơ khí

Mô tả chi tiết công việc của thợ hàn

Với những người chưa biết quá nhiều về ngành cơ khí thì chắc hẳn chỉ nghĩ đơn giản thợ hàn là người châm mối hàn để kết dính những bộ phận của thiết bị kim loại với nhau. Tuy nhiên, những người thợ hàn thực tế cần có rất nhiều kiến thức và kỹ năng khác nhau để có thể hoàn thành công việc của mình.

Trước khi bắt tay vào thao tác châm mối hàn, thợ hàn sẽ tiếp nhận bản vẽ thiết kế và đọc các thông số đầy đủ. Tiếp đó họ lấy số liệu trên thiết bị kim loại rồi mới lựa chọn một phương pháp hàn phù hợp. Sau khi chuẩn bị đầy đủ thiết bị, máy móc và lấy số liệu thì họ mới tiến hành hàn các bộ phận lại với nhau.

Mô tả chi tiết công việc của thợ hàn

Người thợ hàn lấy số liệu và chọn phương pháp thực hiện trước khi châm mối hàn

Trong cơ khí thực tế có rất nhiều phương pháp hàn, tùy vào thiết bị khác nhau, kim loại khác nhau mà người thợ hàn sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp. Sau khi tiến hành hàn khe kim loại, thợ hàn sẽ phải làm thao tác giảm được độ thô. Ngoài ra, thợ hàn cũng cần dùng đến compa, thước, v.v.. để có thể căn chỉnh lại các mối hàn.

Để có thể tiến hành bàn giao sản phẩm, người thợ hàn cũng phải đứng ra chịu trách nhiệm kiểm tra, bảo dưỡng các mối hàn, sản phẩm đã hàn nếu không đảm bảo hay không đúng với yêu cầu. Toàn bộ quá trình công việc của thợ hàn đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về ngành cơ khí.

>>> Đọc thêm: Những công việc của thợ cơ khí là gì? Thu nhập bao nhiêu?

Kỹ năng và yêu cầu cần thiết của nghề thợ hàn

Thợ hàn cần những kỹ năng nào?

Vậy tóm lại từ phần mô tả công việc phía trên, để có thể trở thành thợ hàn thì bạn cần đáp ứng những kỹ năng nào? Hãy cùng Viecngay ghi nhớ kỹ nhé!

  • Biết cách đọc các bản vẽ và bản thiết kế, biết lấy số liệu từ bản thiết kế.

  • Xác định thiết bị chuyên dụng và phương pháp hàn thích hợp dựa trên yêu cầu và thông số.

  • Sử dụng thiết bị hàn chuyên dụng để hàn các bộ phận nào cần hàn. Không chỉ vậy  compa, thước kẻ, các miếng kẹp,… để điều chỉnh kích cỡ của thiết bị theo đúng yêu cầu.

  • Biết đánh giá, kiểm tra các bộ phận đã được hàn và có thể chỉnh sửa nếu chưa đạt chất lượng.

  • Bảo dưỡng các thiết bị hàn để đảm bảo chất lượng và độ an toàn khi sử dụng.

Kỹ năng cần có của thợ hàn

Bạn cần có những kỹ năng và kiến thức về cơ khí để làm nghề thợ hàn

Yêu cầu của người thợ hàn

Thợ hàn là một nghề lao động khá vất vả, yêu cầu có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc. Để có thu nhập tốt khi làm thợ hàn, bạn cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:

  • Có kinh nghiệm làm ngành cơ khí: Việc từng làm việc trong ngành cơ khí giúp bạn nắm rõ được về cấu tạo và công dụng của thiết bị, phụ tùng, am hiểu về tính chất công việc và hiểu rõ các kim loại.

  • Có kinh nghiệm sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như TIG, MMA, máy cưa, thước vuông, v.v.. để có thể phục vụ quá trình làm việc.

  • Có hiểu biết về các tiêu chuẩn an toàn, trang phục bảo hộ: Người thợ hàn chuyên nghiệp cần phải có kiến thức chuyên sâu về tiêu chuẩn an toàn và mặc đầy đủ trang phục bảo hộ đúng cách để có thể tự bảo vệ cho sức khỏe của bản thân khi làm việc.

  • Có các chứng chỉ đào tạo liên quan đến công việc thợ hàn: Việc sở hữu những chứng chỉ đào tạo uy tín chính là lợi thế khi bạn ứng tuyển tại các công ty, tập đoàn, xí nghiệp lớn. Ngoài ra, bạn cũng nên trau dồi tiếng Anh để có thể làm việc được với đối tác nước ngoài.

  • Có tính tỉ mỉ và khéo léo: Đây là điểm khác biệt của nghề thợ hàn so với các vị trí khác trong ngành kỹ thuật. Trong khi, ở nhiều vị trí khác như bảo dưỡng kỹ thuật, lắp ráp máy móc lại yêu cầu tính làm việc nhóm cao thì thợ hàn được chủ động làm việc độc lập, nhưng lại yêu cầu sự khéo léo, tỉ mỉ nhiều hơn các công việc khác. Điều này dễ dàng được nhận thấy khi thợ hàn lựa chọn mối hàn, đo đếm thông số và vị trí hàn, gọt dũa mối hàn bằng phẳng, đẹp mắt.

>>> Xem thêm: Để làm thợ cơ khí cần trang bị những kỹ năng, kiến thức gì? Học trường nào?

Yêu cầu công việc của nghề thợ hàn

Kinh nghiệm làm việc về cơ khí là yếu tố bắt buộc của nghề thợ hàn

Điều kiện làm việc của thợ hàn tại Việt Nam

Tại Việt Nam, người thợ hàn thường sẽ làm việc tại các xí nghiệp, xưởng cơ khí, dưới môi trường nắng nóng và khó chịu do kim loại được cắt, hàn liên tục. Nhiệt độ trong các xưởng làm việc luôn khá cao do kim loại bị đốt cháy.

Ngoài làm việc tại các xưởng cơ khí, thợ hàn có thể phải làm việc ngoài trời, phục vụ những nhu cầu khác nhau. Họ có thể sẽ phải làm việc dưới cái nắng 40 độ C ngoài trời với bộ quần áo bảo hộ và mặt nạ bịt kín, cảm giác rất khó chịu.

Trong một số trường hợp đặc biệt, thợ hàn còn phải làm việc ở môi trường không gian hẹp, hầm mỏ, công trường xây dựng. Không gian nhỏ và thiếu không khí cũng sẽ đem tới cảm giác khó chịu nhất định cho thợ hàn.

Nhìn chung, điều kiện làm việc của thợ hàn là khá áp lực và khắc nghiệt, đòi hỏi người có sức khỏe tốt và tính chịu đựng. Một lưu ý khác, đây cũng là công việc không dành cho nữ giới mà luôn luôn là đàn ông.

>>> Xem thêm: Nghề hàn | Đặc điểm nghề nghiệp và môi trường làm việc

Điều kiện làm việc của nghề thợ hàn

Thợ hàn thường xuyên làm việc trong điều kiện nóng bức khó chịu

Có nên chọn làm thợ hàn hay không?

Trước khi lựa chọn nghề thợ hàn thì bạn cần biết những ưu điểm cũng như hạn chế của công việc này để có quyết định đúng đắn.

Ưu điểm của nghề hàn

  • Nhu cầu tuyển dụng lớn: Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nguồn nhân lực tay nghề cao hiện đang rất khan hiếm. Bởi thế mà những người được đào tạo trong ngành cơ khí thường rất dễ kiếm việc làm tại các công xưởng, khu công nghiệp.

  • Chi phí đào tạo không quá cao: Nếu bạn đang muốn theo học nghề hàn thì điều đáng mừng là chi phí đào tạo của ngành này là không quá cao. Những trung tâm đào tạo nghề đều có những khóa học cơ khí và chi phí khá thấp so với việc theo học ở các trường cao đẳng, đại học.

  • Thời gian đào tạo không quá dài: Thông thường, thời gian để giảng dạy và đào tạo thợ hàn là không quá dài. Kỹ năng và kinh nghiệm sẽ được tích lũy dần trong quá trình thực hành và làm việc chính thức.

  • Mức thu nhập khá hấp dẫn: Với một người thợ hàn lành nghề thì sẽ được nhận mức lương trung bình từ 10 triệu đồng/tháng. Đây được xem là mức thu nhập hợp lý và ổn định cho một công việc lao động chân tay. Ngoài ra, bạn cũng có thể được nhận thêm những khoản phụ cấp hay thưởng thành tích tốt.

Ưu điểm của nghề thợ hàn tại Việt Nam

Thị trường Việt Nam đang rất cần những thợ hàn có tay nghề cao

Hạn chế của nghề hàn

  • Môi trường làm việc khắc nghiệt: Thợ hàn luôn phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, đòi hỏi tính chịu đựng cực kỳ cao. Hơi nóng và khói bụi đôi khi sẽ khiến người thợ cảm thấy khó chịu, thậm chí là khó thở. Đây là công việc thật sự cần sự tập trung cao, kiên trì cũng như khả năng chịu đựng tốt.

  • Nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe: Một điều nữa mà bạn cần quan tâm đó là ảnh hưởng của công việc hàn tới sức khỏe. Việc phải làm việc lâu dài trong khói bụi của vụn kim loại, sức nóng khi châm mối hàn hay tiếng ồn quá lâu cũng ảnh hưởng ít nhiều tới thể trạng và sức khỏe của bạn. Thậm chí, công việc này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu chẳng may xảy ra tai nạn ngoài ý muốn.

Những hạn chế khi làm công việc thợ hàn

Nghề hàn tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe

Với những ưu điểm cũng như hạn chế phía trên, lựa chọn làm thợ hàn hay không sẽ là quyết định ở bạn. Công việc nào cũng có những điểm tích cực và cả khó khăn, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng.

>>> Xem thêm: Có nên ứng tuyển thợ hàn không? Làm thợ hàn vất vả không?

Tạm kết

Bài viết trên có lẽ đã cung cấp khá đầy đủ và rõ ràng về công việc của một người làm thợ hàn. Hy vọng rằng Viecngay.vn đã mang lại những thông tích hữu ích giúp bạn có thể nắm được về nghề nghiệp này.

Nếu bạn đang tìm kiếm các công việc dành cho lao động phổ thông, việc chân tay có thu nhập ổn định, đừng quên truy cập vào website Viecngay.vn để biết thêm nhiều thông tin nhé!

>>> Xem thêm: Nghề sửa chữa ô tô là làm gì? 4 điều cần biết về nghề này