Lương cứng là gì? Phân biệt lương cơ bản và lương cứng

Người lao động nào khi đi làm cũng mong muốn có mức lương cứng tốt, xứng đáng với kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân. Vậy lương cứng là gì? Cách tính lương cứng như thế nào? Lương cứng khác lương cơ bản ra sao? Ở bài viết trong mục chia sẻ kinh nghiệm này, hãy cùng Viecngay.vn tìm hiểu lương cứng ngay nhé!

Lương cứng là gì?

Lương cứng là khái niệm khá quen thuộc với nhiều người, dùng để chỉ số tiền người lao động nhận được theo thỏa thuận với nhà tuyển dụng khi trao đổi phỏng vấn. Hiểu một cách đơn giản thì lương cứng chính là số tiến mà người lao động nhận được hằng tháng, dựa theo thỏa thuận của họ và bên sử dụng lao động.

Lương cứng sẽ bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp theo quy định như ăn trưa, xăng xe, gửi xe, v.v.. và không bao gồm các khoản thưởng, hoa hồng hay lương trách nhiệm khác.

Tìm hiểu lương cứng là gì

Lương cứng là lương được thỏa thuận trong phỏng vấn, đã bao gồm các khoản phụ cấp

Để có thể xác định lương cứng, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kinh nghiệm làm việc, kỹ năng công việc, tính chất công việc của từng vị trí.

Xem thêm: Lương thỏa thuận là gì? Mẹo thỏa thuận lương khéo léo

Những điều bạn cần nắm rõ về lương cứng

Sau khi đã hiểu lương cứng là gì, bạn cần biết thêm những thông tin khác về lương cứng để nắm được bản chất của lương cứng để tránh nhầm lẫn với các khái niệm khác.

Mục đích của lương cứng là gì?

Lương cứng chính là số tiền đảm bảo thu nhập tối thiểu mà người lao động nhận được khi đi làm, từ đó đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người.

Lương cứng thường sẽ là con số cố định, thường không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như tình hình kinh doanh, dịch bệnh, thiên tai, v.v.. Đồng thời, lương cứng là khoản tiền phản ánh thực tế kỹ năng, kinh nghiệm và tính chất công việc. Bởi vậy, bất kỳ người lao động nào cũng đều hy vọng bản thân có mức lương cứng cao để đảm bảo cuộc sống của mình.

Yếu tố ảnh hưởng tới lương cứng

Dù lương cứng sẽ không bị tác động quá nhiều bởi thị trường, bối cảnh xã hội, tình hình kinh tế, v.v.. nhưng sẽ được căn cứ dựa vào các yếu tố chủ quan tới từ phía người lao động:

  • Kinh nghiệm làm việc: Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ trao đổi thỏa thuận lương cứng với nhân sự mới dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm làm việc trước đó của họ. Sau đó, theo thời gian, lương cứng của người lao động cũng sẽ tăng dần theo mức độ kinh nghiệm tại doanh nghiệp đó. Đây là chính sách đãi ngộ được nhiều doanh nghiệp áp dụng để duy trì nhân sự gắn bó lâu dài.

  • Ngành nghề: Có một số công việc đặc thù, tính chất làm việc khá khó khăn, điều kiện làm việc khắc nghiệt hoặc một số ngành nghề yêu cầu kỹ năng, trình độ cao sẽ có mức lương cứng cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường việc làm.

  • Địa điểm làm việc: Thường những người làm việc ở khu vực trung tâm hoặc vùng kinh tế trọng điểm sẽ có mức lương cứng cao hơn các khu vực ngoại thành, xa xôi bởi chi phí sinh hoạt, ăn ở tại đây cũng cao hơn.

  • Quy định của công ty: Lương cứng của người lao động sẽ phụ thuốc và chính sách lương của công ty đó. Một số vị trí đặc thù của doanh nghiệp như nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng sẽ thường đưa ra mức lương cứng khá thấp nhưng phần thưởng ngoài lại khá cao, khuyến khích nhân sự cố gắng làm việc.

Yếu tố ảnh hưởng tới lương cứng là gì

Lương cứng được căn cứ theo kinh nghiệm làm việc và một số đặc thù công việc

Xem thêm: Những công việc lương 10 triệu không cần bằng cấp

Cách tính lương cứng

Ngoài khái niệm lương cứng là gì và có mục đích ra sao thì nhiều người vẫn còn gặp khó khăn khi tính lương cứng của mình. Hãy cùng lưu lại cách tính lương cứng phổ biến hiện nay nhé!

Lương cứng = Mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng ÷ Tổng số ngày làm việc X Số ngày công đi làm thực tế

Trong đó, tổng số ngày làm việc trong tháng sẽ phụ thuộc vào chính sách của từng công ty và theo tùy từng tháng. 

  • Nếu công ty làm thứ 2-6 thì một tháng sẽ có 22 ngày công;

  • Nếu công ty làm thứ 2-7 thì một tháng sẽ có 26 ngày công.

Ví dụ:

  • Lương cơ bản của anh A là 10 triệu đồng/tháng.

  • Anh A được hỗ trợ 700.000đ tiền ăn trưa và 300.000đ tiền xăng xe.

  • Công ty của A làm việc từ thứ 2-6, tổng có 22 ngày công.

  • Anh A nghỉ không lương 3 ngày trong tháng => Số ngày đi làm thực tế của A là 19/22

=> Như vậy lương cứng tháng đó của A sẽ được tính như sau:

Lương cứng = (10.000.000 + 700.000 + 300.000)/22 x 19 = 9.500.000 VNĐ

Cách tính lương cứng là gì

Lương cứng được tính theo số ngày đi làm trong tháng của nhân sự

Xem thêm: Công nhân làm ca đêm tính lương thế nào? Cách tính giờ làm ca đêm

Phân biệt lương cơ bản và lương cứng

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn lương cứng và lương cơ bản. Trên thực tế đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau nhau.

Lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động nhận được khi đi làm, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Lương cơ bản cũng chưa bao gồm tiền thưởng, phụ cấp, được quy định rõ ràng trong hợp đồng lao động khi hai bên cùng ký kết.

Trong khi đó, lương cứng đã bao gồm các khoản phụ cấp bên ngoài. Vì thế lương cứng sẽ là con số cao hơn lương cơ bản rất nhiều.

Thông thường, người lao động chân tay sẽ quan tâm lương cơ bản nhiều hơn còn các công việc văn phòng, hành chính sẽ hấp dẫn ứng viên hơn với mức lương cứng cao.

Khái niệm lương cứng là gì và khác gì lương cơ bản

Lương cứng là con số cao hơn nhiều so với lương cơ bản

Tạm kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được lương cứng là gì và các thông tin xoay quanh lương cứng để có thể phân biệt được khái niệm này với các khoản lương khác.

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập ngay trang việc làm TopCV.vn với hàng ngàn công việc ở nhiều vị trí, kinh nghiệm và ngành nghề khác nhau nhé!