Việc làm bếp là gì? Những kỹ năng cần thiết khi ứng tuyển vị trí việc làm bếp

Dưới đây là bản mô tả công việc làm bếp cụ thể hằng ngày của nhân viên bếp trong ngành nhà hàng - khách sạn. Đồng thời trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm những kỹ năng cần thiết, mức lương của vị trí này. Nếu bạn đang muốn ứng tuyển việc làm bếp thì đừng nên bỏ qua những thông tin hữu ích này.

Việc làm bếp là gì?

Việc làm bếp là vị trí để chỉ chung những nhân viên làm việc trong khu vực bếp của một nhà hàng, khách sạn. Họ là những người phụ trách chế biến món ăn theo yêu cầu của khách hàng. Nhân viên bếp sẽ phải thực hiện các đầu việc chủ yếu sau: tiếp nhận thực phẩm, hàng hóa cần thiết vào bếp; sơ chế thực phẩm, chế biến món ăn,... 

việc làm bếp

Việc làm bếp là vị trí để chỉ chung những nhân viên làm việc trong khu vực bếp của một nhà hàng, khách sạn

Bản mô tả công việc nhân viên bếp

Để hiểu hơn về việc làm bếp cụ thể của một nhân viên bếp, chúng tôi sẽ chia sẻ bản mô tả công việc chi tiết cho vị trí này. Bạn có thể tham khảo để có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi ứng tuyển:

Chuẩn bị trước khi vào ca làm việc

  • Kiểm tra số lượng và chất lượng các hàng hóa, thực phẩm sắp được nhập vào bếp.

  • Kiểm tra các nguyên liệu, thực phẩm còn tồn đọng từ ca làm việc, ngày làm việc trước để kịp thời xử lý trước khi hư hỏng, hạn chế lãng phí nguyên liệu.

  • Lên kế hoạch đặt các hàng hóa, thực phẩm phù hợp theo từng ngày.

  • Chuẩn bị các nguyên liệu, dụng cụ làm bếp, thiết bị nấu nướng phù hợp theo các món ăn.

  • Cập nhật menu món ăn theo ngày cũng như các món ăn tạm ngừng phục vụ, các món ăn đặc biệt cho khách hàng, nhân viên bếp cũng như các bộ phận liên quan khác.

Chế biến các món ăn

  • Nhận Order món ăn từ khách hàng 

  • Thực hiện sơ chế, tẩm ướp chế biến và trang trí các món ăn theo đúng quy trình và tiêu chuẩn của nhà hàng cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn lao động phòng bếp.

việc làm bếp
Công việc chính của nhân viên bếp là chế biến các món ăn cho thực khách 

Quản lý khu vực bếp theo phân công

  • Nhân viên bếp sẽ phụ trách quản lý khu vực bếp theo sự phân công của bếp trưởng.

  • Kiểm tra tình trạng các thiết bị, đồ dùng bếp trong khu vực quản lý của mình. Báo cáo lại cho bếp trưởng nếu các thiết bị này hư hỏng.

  • Phối hợp với nhân viên các bộ phận khác bảo trì, sửa chữa các máy móc, thiết bị, đồ dùng trong nhà bếp định kỳ theo quy định.

  • Thực hiện đào tạo kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ bếp cho nhân viên mới.

  • Giám sát quá trình làm việc của phụ bếp trong khu vực được phân công.

Thực hiện công việc đóng ca

  • Vệ sinh các dụng cụ, máy móc, khu vực bếp được phân công vào cuối mỗi ca làm việc.

  • Sắp xếp các dụng cụ, máy móc, nguyên vật liệu, gia vị ngăn nắp theo đúng nơi quy định.

  • Sắp xếp các nguyên vật liệu còn thừa trong ca vào tủ bảo quản.

  • Kiểm tra các hệ thống ga, bếp điện, đèn, quạt, máy hút mùi đã tắt hết chưa, các tủ bảo quản, tủ đông hoạt động đúng nhiệt độ hay không.

  • Tổng hợp toàn bộ order trong ca làm việc và chuyển lại cho thu ngân.

  • Bàn giao công việc và đóng ca.

Yêu cầu khi tuyển dụng nhân viên bếp

Mỗi nhà hàng, khách sạn sẽ có những yêu cầu khác nhau khi tuyển dụng nhân viên bếp. Nhìn chung khi ứng tuyển vào vị trí này, bạn cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Về bằng cấp

Vị trí này không yêu cầu bạn phải có bằng cấp cao. Bất cứ ai cũng có thể ứng tuyển vào vị trí này nếu có đam mê nấu nướng và tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên nếu bạn có kinh nghiệm làm việc trước đó thì sẽ tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Về kỹ năng

  • Kỹ năng làm bếp cơ bản: Bạn cần nắm rõ những kỹ năng làm bếp, các công thức nấu ăn cơ bản, sử dụng thành thạo các dụng cụ nhà bếp.

  • Kỹ năng quản lý nguyên vật liệu: Bạn nên sở hữu những kỹ năng như thu mua nguyên liệu nấu ăn mới, sơ chế nguyên liệu, bảo quản các nguyên liệu còn tồn động,...

việc làm bếp

Nhân viên bếp cần có những kỹ năng làm bếp và chuẩn bị nguyên liệu cơ bản

  • Cẩn thận, tỉ mỉ: Việc làm bếp yêu cầu bạn phải luôn cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Tất cả quá trình nấu ăn cần tuân thủ theo đúng quy định của nhà hàng để luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách hàng.

  • Nhanh nhẹn, chủ động. Công việc làm bếp không chỉ đơn giản là nấu nướng mà còn nhiều quá trình khác như sơ chế, dọn dẹp vệ sinh,.. Bạn cần tự giác thực hiện những công việc này để luôn đảm bảo phục vụ món ăn kịp thời, chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Mức lương nhân viên bếp

Mức lương cứng trung bình trên thị trường hiện nay cho vị trí nhân viên bếp là từ 6 - 9 triệu đồng/ tháng. Mức lương này sẽ phụ thuộc vào khối lượng công việc cũng như quy mô kinh doanh của từng khách sạn, nhà hàng. Ngoài ra, thu nhập của nhân viên bếp cũng sẽ tăng thêm khi nhận được các khoản tiền tips, phụ cấp làm thêm giờ.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm bếp thì có thể truy cập vào một số trang tuyển dụng lớn như TopCV, JobsGo, Vietnamwork,... Các website này cung cấp hàng loạt tin tuyển dụng miễn phí mà bạn có thể tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng. Chỉ với một vài thao tác đơn giản, bạn có thể tìm thấy hàng nghìn cơ hội việc làm hấp dẫn ở ngay xung quanh khu vực mình sinh sống. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về công việc làm bếp mà bạn nên nắm rõ trước khi ứng tuyển vị trí này. Chúc bạn có sự chuẩn bị kỹ càng nhất và tự tin vượt qua vòng phỏng vấn sắp tới.

>> Tìm việc làm nhanh chóng uy tín tại Viecngay.vn

Nguồn ảnh: Sưu tầm