Đầu bếp chính là gì? Mô tả công việc đầu bếp chính của nhà hàng?

Bếp là một bộ phận quan trọng trong nhà hàng/khách sạn/quán ăn. Vậy, bản mô tả công việc đầu bếp chính là như thế nào? Lương của vị trí này có cao hay không?Hãy cùng Viecngay tham khảo ngay trong bài viết này nhé.

Nhân viên đầu bếp chính là gì?

Nhân viên bếp chính là những người thực hiện chế biến các món ăn theo yêu cầu của khách hàng khi đến thưởng thức tại nhà hàng, khách sạn. Các bếp chính thường sẽ là người chế biến những món ăn quan trọng và mang tính chất thương hiệu của nhà hàng. Những công đoạn khác như sơ chế, sinh khu vực bếp sẽ do nhân viên khác hoặc phụ bếp thực hiện.

Đầu bếp chính là một vị trí quan trọng trong nhà hàng/khách sạn

Đầu bếp chính là một vị trí quan trọng trong nhà hàng/khách sạn

Bên cạnh niềm đam mê với công việc nấu ăn thì nhân viên bếp chính cũng phải là những người có sức khỏe tốt và năng động. Đặc biệt nếu bạn biết giao tiếp bằng tiếng Anh sẽ là một lợi thế để giúp bạn tăng thu nhập tốt hơn khi làm nghề đầu bếp.

Mô tả công việc đầu bếp chính của nhà hàng?

Vây, công việc của nhân viên bếp chính sẽ bao gồm những nhiệm vụ như thế nào? Dưới đây là bạn mô tả công việc đầu bếp chính chi tiết mà bạn có thể tham khảo thêm:

Công việc đầu ca

Các đầu bếp thường sẽ làm việc theo ca, do đó bản mô tả công việc đầu bếp chi tiết sẽ được phân thành nhiều nhiệm vụ nhỏ khác nhau. Vào đầu ca làm việc của mình, bếp chính sẽ thực hiện các công việc như:

  • Phối hợp cùng với bếp phó hoặc vị trí bếp trưởng cao hơn để kiểm tra thực phẩm, hàng hóa được nhập vào về số lượng và chất lượng.

  • Kiểm tra các nguyên vật liệu hoặc thực phẩm được tồn từ ca làm việc trước đó. xảy ra các vấn đề hỏng hóc thì cần phải có hướng xử lý phù hợp.

  • Chuẩn bị thêm các nguyên liệu hoặc vật dụng, thiết bị cần thiết để chế biến món ăn dễ dàng hơn.

  • Cập nhật và báo những món ăn tạm thời ngừng phục vụ cho nhân viên order thông báo lại cho khách hàng.

Công việc chuyên môn

Bên cạnh quản lý những vấn đề đầu ca làm việc, nhân viên bếp chính cũng sẽ thực hiện những công việc liên quan đến chuyên môn nấu ăn của mình. Đây chính là nhiệm vụ quan trọng trong bản mô tả công việc đầu bếp chính mà bạn cần quan tâm. Nhiệm vụ này bao gồm:

  • Thực hiện tiếp nhận order của khách hàng từ bộ phận phụ trách, phân công cho phụ bếp và các nhân viên bếp khác để hoàn thành món ăn.

  • Chế biến món ăn theo quy trình cũng như tiêu chuẩn của từng nhà hàng.

  • Trong quá trình thực hiện chế biến đồ ăn cần đảm bảo đúng các tiêu chuẩn liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động trong khu vực chế biến.

  • Tham gia vào quá trình xây dựng menu và danh sách các món ăn của nhà hàng, khách sạn.

Tìm hiểu chi tiết về bản mô tả công việc đầu bếp chính

Tìm hiểu chi tiết về bản mô tả công việc đầu bếp chính

Công việc quản lý khu vực bếp

Mũi Bích chính sẽ được giao một khu vực bếp để chế biến đồ ăn riêng. Do đó trong bảng mô tả công việc đầu bếp chi tiết sẽ có thêm nhiệm vụ quản lý khu vực bếp do mình được phụ trách. Nhiệm vụ này bao gồm các công việc như:

  • Khi các cấp quản lý khác như bếp trưởng, tổ trưởng bếp hoặc bếp phó vắng mặt thì nhân viên viết chính sẽ xử lý những vấn đề trong bếp. Ví dụ như thực hiện phân công và quản lý nhân viên, báo cáo các vấn đề liên quan đến công việc cho bếp trưởng vào cuối ca làm việc.

  • Giữ gìn là bảo quản các thiết bị cũng như đồ dùng trong khu vực bếp do mình quản lý. định kỳ và thường xuyên kiểm tra các máy móc, thiết bị chế biến nấu ăn để phát hiện hư hỏng và khắc phục kịp thời.

  • Phối hợp với bộ phận kỹ thuật để bảo trì máy móc và thiết bị theo định kỳ.

  • Trực tiếp tuyển dụng và đào tạo nghiệp vụ bếp cho những nhân viên mới.

  • Thực hiện kiểm tra và giám sát quá trình làm việc của phụ bếp cũng như các bộ phận liên quan có ảnh hưởng đến công việc của bếp chính.

Công việc cuối ca

Khi kết thúc ca làm việc của mình thì nhân viên biết chính cũng cần phải thực hiện một số công việc như sau:

  • Vệ sinh khu vực chế biến và cách dụng cụ, bị chế biến món ăn theo đúng quy định và đảm bảo an toàn sạch sẽ.

  • Sắp xếp các dụng cụ và thiết bị về đúng nơi quy định.

  • Xử lý các nguyên liệu mà sản phẩm đồ ăn còn thừa đúng với quy định người an toàn vệ sinh thực phẩm.

  • Kiểm tra số lượng hàng tồn về nguyên liệu chế biến, bàn giao cho ca làm việc tiếp theo.

  • Nếu là người làm việc trong ca cuối cùng của ngày, cần thực hiện kiểm tra thêm hệ thống ga, điện và các thiết bị đã được ngắt theo đúng quy định chưa.

Đầu bếp chính cần tổng kết công việc cuối ca làm việc của mình

Đầu bếp chính cần tổng kết công việc cuối ca làm việc của mình

Hi vọng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm này, bạn sẽ hiểu hơn về mô tả công việc đầu bếp chính là gì và lương của họ có cao không. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập vào TopCV nếu đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm đầu bếp để tiếp cận các tin tuyển dụng hấp dẫn hơn nhé.

Tìm hiểu thêm:

>>> Đầu bếp nhà hàng làm công việc gì và lương có cao hay không?

>>> Cách để bạn trở thành đầu bếp nhà hàng chuyên nghiệp