Lương cơ bản là gì? Mức lương cơ bản của công nhân hiện nay

Vẫn nhiều người chưa hiểu lương cơ bản là gì và lương cơ bản khác gì lương tối thiểu. Trong bài viết thuộc mục chia sẻ kinh nghiệm này, hãy cùng Viecngay.vn tìm hiểu lương cơ bản là gì và mức lương cơ bản của công nhân hiện nay là bao nhiêu nhé!

Lương cơ bản là gì?

Lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được tại một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong đó không bao gồm các khoản thưởng, phụ cấp và các khoản thu nhập bổ sung. Vì thế, lương cơ bản sẽ khác với mức lương thực nhận của người lao động.

Ngoài ra, lương cơ bản là chính là số tiền lương được ghi trong hợp đồng lao động được thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đây cũng là mức lương được dùng làm cơ sở căn cứ đóng các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho quy định của luật pháp Việt Nam.

Theo Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP, lương cơ bản từ ngày 1/7/2023 là 1.800.000 đồng/tháng.

Tìm hiểu lương cơ bản là gì

Lương cơ bản hiện nay được quy định ở mức 1,8 triệu đồng

Xem thêm: Lương thỏa thuận là gì? Mẹo thỏa thuận lương khéo léo

Lương cơ bản khác gì lương tối thiểu?

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa lương cơ bản và lương tối thiểu, trước khi tìm hiểu điểm khác biệt giữa lương tối thiểu và lương cơ bản là gì thì ta cần biết khái niệm lương tối thiểu.

Lương tối thiểu là mức lương thấp nhất mà bên sử dụng lao động thanh toán cho người lao động khi làm việc trong điều kiện bình thường, đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động, được nhà nước quy định theo từng vùng kinh tế khác nhau.

Tìm hiểu điểm khác giữa lương tối thiểu và lương cơ bản là gì

Lương tối thiểu của người lao động được quy định theo từng vùng

Tiêu chí

Lương tối thiểu vùng Lương cơ bản
Đối tượng áp dụng

Đối tượng hưởng lương tối thiểu vùng bao gồm:

  • Người lao động làm việc căn cứ theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;

  • Đơn vị sử dụng lao động theo quy định theo quy định bao gồm: Cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, hợp tác xã hộ gia đình sử dụng lao động làm việc và các doanh nghiệp.

  • Các cá nhân, tổ chức, cơ quan khác có liên quan đến việc áp dụng mức lương tối thiểu theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Mức lương cơ bản hay lương cơ sở được áp dụng với đối tượng:

  • Các cán bộ, viên chức, công chức từ cấp trung ương đến cấp huyện, cấp xã.

  • Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Người làm việc theo chế độ HĐLĐ trong các đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP.

  • Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.

  • Quân nhân, sĩ quan chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội quân nhân Việt Nam.

  • Chiến sĩ nghĩa vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, công nhân, công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

  • Người làm việc trong tổ chức cơ yếu; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố. 

Ảnh hưởng  Khi mức lương tối thiểu vùng tăng, chỉ có những người lao động đang có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới được tăng lương và được tăng mức đóng Bảo hiểm xã hội. Khi lương cơ bản tăng thì mọi cán bộ, công chức, viên chức được áp dụng mức lương cơ bản sẽ đều được tăng lương.
Thời điểm tăng lương Không có quy định về thời điểm tăng lương tối thiểu nhưng nhưng hạng mục lương này thường được điều chỉnh dựa trên mức sống của người lao động và gia đình của họ và các yếu tố như chỉ số tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động... Lương cơ bản được tăng sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng cùng khả năng của mức ngân sách Nhà nước.
Mức lương

Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP cụ thể như sau: 

  • Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng

  • Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng

  • Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng

  • Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng 

Ngoài ra, mức lương tối thiểu vùng cũng được quy định theo giờ làm việc đó là:

  • Vùng I: 22.500 đồng/giờ

  • Vùng II: 20.000 đồng/giờ

  • Vùng III: 17.500 đồng/giờ

  • Vùng IV: 15.600 đồng/giờ

Mức lương cơ bản quy định tại Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1.800.000 đồng/tháng.

Tìm hiểu khái niệm lương tối thiểu và lương cơ bản là gì

Lương cơ bản có những điểm khác biệt với lương tối thiểu

Xem thêm: Lao động chân tay là gì? Những công việc chân tay lương cao

Mức lương cơ bản của công nhân hiện nay

Với những người làm công nhân, lương cơ bản chính là mức lương mà họ và bên sử dụng lao động thỏa thuận với nhau để làm căn cứ tính lương thực nhận mỗi tháng. Lương cơ bản của công nhân sẽ không bao gồm tiền thưởng, phụ cấp hay các loại chi phí phúc lợi khác.

Lương cơ bản của công nhân được thỏa thuận với chủ sử dụng lao động phải không được thấp hơn mức lương tối thiểu của vùng. Vì thế, lương cơ bản của công nhân hiện nay ít nhất phải từ các mức dưới đây:

  • Vùng I: 4.680.000đ/tháng hoặc 22.500đ/giờ

  • Vùng II: 4.160.000đ/tháng hoặc 20.000đ/giờ

  • Vùng III: 3.640.000đ/tháng hoặc 17.500đ/giờ

  • Vùng IV: 3.250.000đ/tháng hoặc 15.600đ/giờ

Tìm hiểu lương cơ bản là gì và được quy định ra sao

Lương cơ bản của công nhân phải đạt từ mức lương tối thiểu trở lên

Xem thêm: Làm ở Samsung có độc hại không? Mức lương cơ bản tại Samsung

Tạm kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được lương cơ bản là gì và các thông tin cụ thể về lương cơ bản.

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập ngay website TopCV.vn để ứng tuyển vào ngân hàng việc làm với hàng ngàn công việc ở nhiều vị trí, kinh nghiệm và ngành nghề khác nhau nhé!