Nhảy việc sau khi nhận thưởng Tết có phải "Vô Ơn"?

Tình trạng nhảy việc sau Tết đã không còn quá xa lạ với người lao động ngày nay. Tuy vậy vẫn có nhiều ý kiến cho rằng "nghỉ việc sau Tết là biểu hiện của sự vô ơn". Cùng Viecngay tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé.

Xu hướng nhảy việc sau Tết như thế nào?

Thưởng tết là một trong những đãi ngộ mà nhiều doanh nghiệp đang cung cấp cho nhân viên của mình. Tuy vậy không ít trường hợp sau khi nhận khoản thưởng tết đã vội vã gửi đơn xin từ chức của mình. Theo khảo sát từ công ty tư vấn tuyển dụng Anphabe, vào đầu năm 2022, đặc biệt là sau giai đoạn nhận lương thực thì tình trạng nghỉ việc có tỉ lệ diễn ra cao nhất trong vòng 3 năm.

Xu hướng nhảy việc sau Tết đang tăng cao hơn

Xu hướng nhảy việc sau Tết đang tăng cao hơn

Trong đó, nhóm nghỉ việc cao nhất chiếm đến 40% bao gồm các ngành nghề như nhân sự, marketing, pháp lý,... Đặc biệt báo cáo của Anphabe cũng cho biết nhóm lao động càng trẻ thì tỷ lệ nghỉ việc càng cao và lên đến 36%. Qua những số liệu này có thể thấy được rằng tình trạng nghỉ việc sau thưởng tết đã gần như là một tình huống quen thuộc của các doanh nghiệp phải đối mặt.

Nhảy việc sau Tết có phải là vô ơn?

Đứng trên góc độ của người lao động thì quá trình nhảy việc sau Tết có phải là vô ơn không? Đây chắc chắn là một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm khi đang có ý định chuyển đổi công việc sau thời gian nghỉ lễ Tết. Trên thực tế quá trình làm việc và chấm dứt hợp đồng về bản chất sẽ được diễn ra dựa trên sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động.

Do đó, nếu trong trường hợp bạn cảm thấy đã đến thời điểm để chuyển đổi công việc do nhiều lý do khác nhau, thì quá trình nhảy việc sau Tết không được xem là một hành vi vô ơn. Bởi nó đã được sự đồng ý của bạn và người sử dụng lao động. Tuy vậy trước khi lựa chọn có nên nhảy việc sau Tết hay không thì bạn cũng nên xem xét và đánh giá khách quan về tình hình công việc hiện tại để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Tìm hiểu thêm: Top những việc làm online tại nhà cho sinh viên nên tham khảo

Dấu hiệu khi nào bạn nên nghỉ việc?

Vậy làm thế nào bạn có thể biết được đã đến thời điểm để nhảy việc? Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu mà bạn có thể cân nhắc để xác định thêm về quyết định thay đổi công việc của mình. Bao gồm những dấu hiệu sau:

Vấn đề đến từ người quản lý

Nhân viên sẽ không rời bỏ công ty mà họ sẽ rời bỏ người quản lý của họ. Và có đến 50% nhân viên đồng ý theo ý kiến này Theo khảo sát của Gallup. Vì vậy bạn hãy cân nhắc chuyển đổi công việc nếu người sếp hiện tại của bạn đang quản lý theo phương thức độc hại. Ví dụ như họ thường xuyên nói dối, hứa hẹn quá nhiều, không thừa nhận lỗi sai của mình, thường xuyên đổ lỗi,...

Hãy cân nhắc nhảy việc nếu bạn gặp phải người quản lý độc hại

Hãy cân nhắc nhảy việc nếu bạn gặp phải người quản lý độc hại

Môi trường văn hóa độc hại

Môi trường văn hóa độc hại cũng là một trong những yếu tố mà bạn nên xem xét để đưa ra quyết định có nên nhảy việc hay không. Nếu môi trường văn hóa doanh nghiệp thiếu sự tôn trọng và bình đẳng trong công việc, không có sự cạnh tranh công bằng,... sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của bạn. Hãy cân nhắc chuyển việc nếu bạn đang làm việc trong những môi trường này.

Bạn bị kiệt sức trong công việc

Có đến 75% người lao động đang bị kiệt sức trong công việc, và 40% trong số đó bảo đảm họ thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng cao (Flexjobs). Do đó bạn nên cân nhắc đến quyết định chuyển đổi công việc nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng, không thể thư giãn ngay cả khi đang nghỉ ngơi sau làm việc,... Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lẫn thu nhập của bạn.

Không nhận được giá trị đúng đắn

Một trong những dấu hiệu tiếp theo cho thấy bạn nên quyết định nhảy việc đấy chính là không nhận được giá trị đúng đắn cho những sự cống hiến của mình. Điều này thường thể hiện ở những dấu hiệu như:

  • Bạn không nhận được đề xuất xem xét tăng lương trong 1 đến 2 năm hoặc xem xét tăng chức vụ sau 2 đến 4 năm làm việc.

  • Bạn nhận được mức lương thấp hơn so với thị trường chung về cùng một vị trí.

  • Những đồng nghiệp có vai trò tương đương cũng như kinh nghiệm tương đương với bạn trong doanh nghiệp đang nhận được mức lương cao hơn.

  • Doanh nghiệp không cung cấp cho bạn những cơ hội học tập và phát triển nghề nghiệp trong công việc.

Không nhận được giá trị đúng đắn với cống hiến là một dấu hiệu nên nhảy việc

Không nhận được giá trị đúng đắn với cống hiến là một dấu hiệu nên nhảy việc

Hy vọng bài viết chia sẻ kinh nghiệm đã giúp bạn có những nhận định đúng đắn hơn về vấn đề nhảy việc sau Tết có phải là vô ơn hay không. Bên cạnh đó, nếu sau khi cân nhắc và bạn đã quyết định chuyển đổi công việc thì đừng quên truy cập ngay vào TopCV để tiếp cận với nhiều tin tuyển dụng hấp dẫn hơn.

Tìm hiểu thêm: Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn thu hút và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng