Điểm khác nhau giữa công nhật và công khoán? Giải đáp ngay

Công nhật và công khoán là hai hình thức làm việc phổ thông khá phổ biến hiện nay. Vậy, công nhật và công khoán có gì khác nhau? Hãy cùng Viecngay tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.

Khái niệm của công nhật và công khoán

Điểm khác biệt đầu tiên của công nhật và công khoán chính là khái niệm của 2 hình thức làm việc này. Bao gồm như sau:

Công khoán là gì?

Công khoán là hình thức làm việc mà người lao động sẽ cho người lao động toàn bộ hoặc một khối lượng công việc nào đó. Trong đó, người lao động sẽ được quyết định toàn bộ về nhân sự, máy móc, thiết bị,... để đảm bảo hoàn thành công việc đã được giao khoán.

Công khoán thường được áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Theo đó sẽ có 2 hình thức chính là giao khoán một phần và giao khoán toàn phần. Tùy vào hình thức giao khoán, mức công khoán sẽ được tính và thanh toán khác nhau.

Công khoán thường được áp dụng trong ngành xây dựng

Công khoán thường được áp dụng trong ngành xây dựng

Công nhật là gì?

Công nhật là hình thức mà người lao động sẽ cung cấp đầy đủ vật tư, trang thiết bị, cho người lao động. Người lao động sẽ được chấm công và trả lương theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng tùy thuộc vào thỏa thuận.

Khác biệt của công nhật và công khoán

Bên cạnh khái niệm, bạn cũng có thể tham khảo thêm về sự khác nhau của công khoán và công nhật qua những đặc điểm sau:

Đặc điểm của công khoán

Phương thức thanh toán của công khoán thường được chia thành từng đợt để đảm bảo tính ràng buộc, cam kết về số lượng và chất lượng công việc. Bên cạnh đó, công khoán còn có những mặt lợi, mặt hại như sau:

Ưu điểm của công khoán

  • Giảm bớt chi phí, công việc cho người sử dụng lao động.

  • Có thể tìm kiếm những đội khoán mới để thay thế cho đội khoán cũ nếu gặp sự cố.

  • Đảm bảo khối lượng thi công, khối lượng thực hiện công việc xong mới được nhận thanh toán.

  • Chi phí lao động khó bị ảnh hưởng, biến động bởi được khoán đã thực hiện ký kết hợp đồng và thực hiện đúng với chi phí đó.

Nhược điểm của công khoán

Công khoán được ví như con giao 2 lưỡi đối với người sử dụng lao động. Nếu không tìm được đội ngũ có tay nghề cao, trách nhiệm thì sẽ gặp những vấn đề rủi ro. Ví dụ như khối lượng và chất lượng không đảm bảo, tiến độ công việc chậm trễ,...

Quản lý làm việc theo hình thức công khoán có thể gặp nhiều rủi ro

Quản lý làm việc theo hình thức công khoán có thể gặp nhiều rủi ro

Đặc điểm của công nhật

Hình thức công nhật được nhận định có thể khắc phục được những hạn chế của công khoán. Cụ thể có những mặt lợi ích và nhược điểm như sau:

Ưu điểm của công nhật

  • Chất lượng công trình được đảm bảo do người lao động được quản lý trực tiếp bởi người sử dụng lao động.

  • Người sử dụng lao động có thể dễ dàng điều phối nhân công từ bộ phận này qua bộ phận khác dễ dàng.

  • Tiến độ công việc thường được đảm bảo do người sử dụng lao động có thể chủ động, linh hoạt trong việc điều phối người lao động.

  • Người lao động có thể nhận lương theo năng lực, trách nhiệm của mình.

  • Người lao động có trách nhiệm hơn trong làm việc, giữ gìn trang thiết bị, cơ sở vật chất cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động.

Nhược điểm của công nhật

Để quản lý người lao động theo công nhật, đòi hỏi người sử dụng lao động phải có khả năng quản lý và lãnh đạo. Bên cạnh đó, người quản lý cũng phải có khả năng chuyên môn để quản lý đội ngũ người lao động.

Công nhật và công khoán làm công việc gì?

Vậy, công nhật và công khoán sẽ làm những công việc như thế nào? Dưới đây sẽ là một số công việc phù hợp với những hình thức này. Ví dụ như:

Ngành xây dựng

Các công việc trong ngành xây dựng thường xuyên áp dụng hình thức công nhật, công khoán. Trong đó, đa số các nhà thầu thường sẽ nhận việc theo công khoán. Sau đó, họ sẽ quản lý lại đội ngũ thợ xây dựng, thợ phụ theo công nhật. Đây là cách thức làm việc phổ biến trong xây dựng thi công hiện nay.

Ngành sản xuất

Công khoán và công nhật cũng thường xuyên được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất. Theo đó, khách hàng hoặc đơn vị có nhu cầu về một sản phẩm nào đó sẽ tìm kiếm và hợp tác với đơn vị có thể sản xuất sản phẩm đó. Đây được xem là hình thức công khoán. Sau đó, đơn vị này sẽ tìm kiếm các công nhân sản xuất và quản lý theo hình thức công nhật.

Ngành may mặc

May mặc cũng là một trong những ngành thường xuyên làm việc theo hình thức công khoán và công nhật. Theo đó, khách hàng sẽ khoán lại số lượng cần sản xuất quần áo hoặc thời trang cho nhà máy hoặc xưởng may mặc. Sau đó, xưởng/nhà máy đó cũng sẽ làm việc với cho công nhân may mặc theo hình thức công nhật.

May mặc là một ngành thường xuyên áp dụng công khoán và công nhật

May mặc là một ngành thường xuyên áp dụng công khoán và công nhật

Hy vọng bạn sẽ hiểu về sự khác nhau của công nhật và công khoán là gì sau bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập ngay TopCV để tham khảo và tiếp cận thêm nhiều tin tuyển dụng hấp dẫn liên quan đến công việc công nhật và công khoán nhé.