Nên chọn ngành nghề nào khi xuất khẩu lao động Hàn Quốc?

Xuất khẩu lao động Hàn Quốc là lựa chọn của rất nhiều người bởi tại quốc gia này có thị trường việc làm đa dạng cùng với đó là mức thu nhập được xem là khá ổn định. Trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm này, hãy cùng Viecngay giải đáp câu hỏi nên chọn ngành nghề nào khi xuất khẩu lao động Hàn Quốc nhé.

Các ngành nghề xuất khẩu lao động Hàn Quốc phổ biến

Những ngành nghề xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc được phân loại vào 4 nhóm lĩnh vực bao gồm nông nghiệp, sản xuất chế tạo, xây dựng và ngư nghiệp. Trong từng nhóm ngành này sẽ bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau thuộc nhiều mảng đa dạng.

Chọn ngành nghề phù hợp khi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Top 4 ngành nghề phổ biến khi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Nông nghiệp

Hàn Quốc cũng là một trong các quốc gia khá phát triển về ngành nông nghiệp. Bởi thế mà lĩnh vực này cũng thu hút rất nhiều lao động từ Việt Nam sang Hàn Quốc.

Nông nghiệp Hàn Quốc cũng được chia làm 2 loại chính là trồng trọt và chăn nuôi. Cụ thể các công việc có thể làm khi xuất khẩu lao động Hàn Quốc lựa chọn ngành nông nghiệp là trồng trọt rau quả, hoa màu trong nhà kính, chăn nuôi gia súc, gia cầm ở các nông trại, thu hoạch rau củ quả, v.v..

Các công việc trong ngành nông nghiệp đòi hỏi kinh nghiệm hay không sẽ tùy thuộc vào nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đa số các công việc này sẽ được đào tạo và hướng dẫn từ đầu. Người lao động chỉ cần đảm bảo trong độ tuổi cho phép, có sức khỏe tốt, chăm chỉ chịu khó là có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

Mức thu nhập của các vị trí công việc thuộc ngành nông nghiệp dao động từ 25-35 triệu đồng. Đây chưa phải con số quá cao trong các lĩnh vực xuất khẩu lao động Hàn Quốc nhưng cũng có thể xem là mức thu nhập khá ổn định bởi yêu cầu công việc là không quá cao và phù hợp với cả nam lẫn nữ.

Lĩnh vực nông nghiệp thu hút nhiều người xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Ngành nông nghiệp tại Hàn Quốc thu hút nhiều lao động cả nam và nữ

Sản xuất chế tạo

Có tới hơn 80% lao động Việt khi sang Hàn Quốc là lựa chọn ngành sản xuất chế tạo. Ngành nghề này có rất nhiều vị trí công việc khác nhau và đem lại thu nhập cao cho lao động. Cụ thể, các mảng bạn có thể làm khi xuất khẩu lao động Hàn Quốc nhóm ngành sản xuất chế tạo như sau:

  • Cao su và nhựa

  • Luyện kim

  • Cơ khí

  • Điện - điện tử

  • Dệt may

  • Thực phẩm

  • Hóa học và các sản phẩm hóa học

Với các công việc trong lĩnh vực cơ khí, điện, luyện kim thì thường các doanh nghiệp sẽ yêu cầu kinh nghiệm nhất định với ứng viên, có thể là từ 6 tháng tới 1 năm làm việc. Còn với các ngành như dệt may, thực phẩm thì lao động có thể ứng tuyển dễ dàng hơn và được đào tạo từ những thao tác cơ bản nhất.

Mức thu nhập của các công việc thuộc nhóm ngành sản xuất chế tạo là từ 30 triệu đồng trở lên, tùy theo đặc thù công việc có thể được tính thêm lương tăng ca và phụ cấp khác.

Xuất khẩu lao động Hàn Quốc ngành sản xuất chế tạo

Hơn 80% lao động Việt Nam xuất khẩu tới Hàn Quốc lựa chọn ngành sản xuất chế tạo

>>> Đọc thêm: Để làm thợ cơ khí cần trang bị những kỹ năng, kiến thức gì? Học trường nào?

>>> Đọc thêm: Thợ hàn là làm gì? Mô tả chi tiết công việc của nghề thợ hàn

Xây dựng

Ngành nghề tiếp theo được nhiều người lựa chọn khi xuất khẩu lao động Hàn Quốc đó chính là xây dựng. Với đặc thù của ngành nghề, các vị trí về xây dựng ưu tiên cho các lao động nam với độ tuổi trẻ và sức khỏe tốt.

Một số công việc dành cho người đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc lĩnh vực xây dựng là lắp đặt cốp pha hay dàn giáo, quét sơn, xây trát, vận hành máy móc xây dựng.

Mức thu nhập của các công việc thuộc nhóm ngành xây dựng là khá cao bởi tính chất công việc vất vả, con số khoảng trên 30 triệu đồng/tháng.

>>> Đọc thêm: Nghề thợ xây - những thuận lợi và khó khăn cần biết trước khi làm

Ngư nghiệp

Lĩnh vực cuối cùng trong danh sách những ngành nghề nên chọn khi xuất khẩu lao động Hàn Quốc đó chính là ngư nghiệp. Có 2 công việc chính mà bạn có thể làm đó là đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy hải sản.

Công việc trong ngành ngư nghiệp đòi hỏi lao động có sức khỏe tốt bởi phải làm việc dưới điều kiện khá khó khăn. Nếu làm công việc đánh bắt hải sản bạn sẽ phải đi tàu biển dài ngày, lênh đênh trên đại dương để có thể có thể thu hoạch được những sản phẩm tươi ngon nhất, còn công việc nuôi trồng sẽ đòi hỏi bạn phải thường xuyên chăm sóc hải sản tại trang trại, kiểm tra nguồn nước và thức ăn của các loài hải sản đó.

Thu nhập của các công việc ngành ngư nghiệp dao động từ 30-35 triệu đồng mỗi tháng, là một mức lương khá tốt cho các lao động Việt Nam xuất khẩu.

Ngư nghiệp đem tới thu nhập tốt khi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Ngành ngư nghiệp đem tới thu nhập tốt khi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

>>> Có thể bạn quan tâm: Nên chọn công việc gì khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản?

Các dạng chương trình đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Khi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, bạn có thể đi theo 2 dạng chính bao gồm tự túc theo diện Visa lao động và Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài EPS do Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội chịu trách nhiệm.

Hàn Quốc có tổng cộng 11 loại visa lao động (từ E-1 tới E-10 và H-1). Tuy nhiên chỉ có Visa E-7 (Visa kỹ sư chuyên ngành) cho phép bạn tự túc hoàn toàn về du học nghề có phối hợp với doanh nghiệp để xin giấy định cư và làm việc. Để có thể đến Hàn Quốc làm việc thì kỹ sư phải có 3 năm kinh nghiệm còn thợ hàn phải có 3-5 năm kinh nghiệm.

Ngoài ra, nếu bạn là lao động phổ thông thì thường sẽ được cấp phép Visa E-9, tuy nhiên sau đó bạn vẫn cần gửi hồ sơ lên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và chờ phê duyệt mới có thể được đến Hàn Quốc làm việc.

Để xuất khẩu lao động Hàn Quốc bạn cần được duyệt Visa E-7 hoặc Visa E-9

Để xuất khẩu lao động Hàn Quốc bạn cần được duyệt Visa E-7 hoặc Visa E-9

Xuất khẩu lao động Hàn Quốc cần những gì?

Để có thể chuẩn bị tốt khi xuất khẩu lao động Hàn Quốc thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin, kiến thức khi tới đất nước này làm việc.

Điều kiện khi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Muốn đặt chân đến Hàn Quốc và làm việc lâu dài tại đây, bạn cần chú ý về những điều kiện quan trọng sau để tuân thủ đúng quy định:

  • Không có người thân trong diện sinh sống và làm việc bất hợp pháp tại Hàn.

  • Không có tiền án tiền sự trước đó.

  • Không thuộc vùng miền bị cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc hay cấm xuất cảnh Việt Nam.

  • Đạt yêu cầu của kỳ thi tiếng Hàn được Bộ Lao động Hàn Quốc cùng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức.

Quy trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Để được làm việc tại Hàn Quốc, lao động cần tự chuẩn bị những hành trang cá nhân và nắm rõ quy trình ứng tuyển xuất khẩu lao động tới xứ sở kim chi:

  • Theo học các khóa giảng dạy tiếng Hàn Quốc

  • Tham gia kỳ thi tiếng Hàn tại Việt Nam

  • Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển xuất khẩu lao động Hàn Quốc tại Sở LĐTBXH địa phương

  • Ký hợp đồng với chủ sử dụng lao động

  • Đóng đầy đủ các khoản phí và tham gia các khóa bồi dưỡng cần thiết trước khi xuất cảnh

Vượt qua kỳ thi tiếng Hàn để có thể xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Bạn cần vượt qua kỳ thi tiếng Hàn để có thể đến Hàn Quốc làm việc

Quận/huyện bị cấm xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Mới đây, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã đăng tải thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động theo Chương trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc EPS đợt 1 năm 2023 tại một số địa phương. Cụ thể, có 4 tỉnh thành có các quận/huyện trong danh sách bị cấm XKLĐ Hàn Quốc năm 2023 bao gồm:

  • Tỉnh Hà Tĩnh: Huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên

  • Tỉnh Hải Dương: Thành phố Chí Linh

  • Tỉnh Nghệ An: Thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên

  • Tỉnh Thanh Hóa: Huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa

Chi phí xuất khẩu lao động Hàn Quốc là bao nhiêu?

Chi phí cần chuẩn bị để đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc là vấn đề được quan tâm hàng đầu của người lao động và các gia đình muốn gửi con em tới Hàn Quốc làm việc.

Theo quy định từ phía Hàn Quốc, chi phí tổng khi đi lao động Hàn Quốc khoảng 1200  đô la Mỹ (tương đương khoảng hơn 28 triệu đồng).

Trong số chi phí đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc này sẽ bao gồm:

  • Lệ phí dự thi tiếng Hàn: 24 đô la Mỹ

  • Chi phí làm hồ sơ: 630 đô la Mỹ (gồm Chi phí tập huấn, hướng dẫn, làm hồ sơ, làm Visa và vé máy bay)

  • Bảo hiểm rủi ro và bảo hiểm thân thể: Khi xuất cảnh sang Hàn Quốc, người lao động phải mang theo ít nhất là 500 đô la Mỹ tiền mặt (lưu ý trong đó bao gồm 50 đô dành cho phí bảo hiểm rủi ro và 450 đô dành cho chi phí bồi thường nếu người lao động kết thúc hợp đồng đúng hạn được đề ra trước đó, số tiền sẽ được trả lại và dùng để mua vé máy bay trở về nước)

  • Tiền ký quỹ: 100 triệu đồng (khi đi theo diện chương trình cấp phép làm việc cho lao động nước ngoài EPS thì bạn bắt buộc phải có khoản này)

Chi phí xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Cần chuẩn bị đầy đủ các chi phí xuất khẩu lao động Hàn Quốc

Tạm kết

Trên đây là những thông tin giúp những người đang có nhu cầu xuất khẩu lao động Hàn Quốc hiểu thêm về công việc cũng như quy trình chuẩn bị để đến đất nước này làm việc. Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn và có thể hỗ trợ bạn có hành trang đến với Hàn Quốc trong tương lai.

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm phổ thông hấp dẫn, đừng quên truy cập vào Viecngay.vn để cập nhật những vị trí mới nhất nhé!