Các bộ phận trong công ty may mặc không thể thiếu

Sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong công ty may mặc sẽ tạo điều kiện cho công ty vận hành linh hoạt và đạt được mục tiêu đã đề ra. Vậy trong công ty may mặc phải có những bộ phận nào, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây. 

Hành chính nhân sự 

Hành chính nhân sự là một trong các bộ phận trong công ty may mặc quan trọng đầu tiên. Bởi họ là người thực hiện nhiệm vụ lấp đầy các vị trí trống, tạo nên một doanh nghiệp hoàn chỉnh. Các nhiệm vụ mà người làm hành chính nhân sự sẽ phải đảm nhiệm bao gồm:

  • Tham mưu cho ban lãnh đạo các vấn đề liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự, công văn, hợp đồng cùng các quy chế áp dụng đi kèm. 

  • Trực tiếp lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của cấp trên.

  • Lưu trữ hồ sơ, các loại văn bản, giấy tờ quan trọng một cách khoa học, gọn gàng. 

  • Soạn thảo các văn bản, tài liệu hành chính cho nội bộ hoặc gửi khách hàng khi được yêu cầu

  • Đón tiếp khách hàng, đối tác của công ty 

  • Theo dõi, quản lý, có kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì tài sản của công ty đảm bảo mọi hoạt động không gặp trục trặc trong quá trình vận hành. 

Hành chính nhân sự là bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp may mặc

Tài chính kế toán

Các công việc thường thấy của một nhân viên tài chính kế toán trong công ty may mặc gồm: 

  • Tham mưu kế hoạch xây dựng hệ thống kế toán, nghiệp vụ kế toán cho ban lãnh đạo dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp.

  • Chủ động cập nhật các luật thuế, chính sách thuế mới. 

  • Quản lý các chi phí đầu vào, đầu ra trong công ty.

  • Có sự đánh giá chính xác về tình hình doanh nghiệp, kịp thời tham mưu cho ban lãnh đạo trong các quyết định quan trọng phù hợp với hiện trạng tài chính thực tế. 

  • Trực tiếp giải quyết các chế độ tiền lương, thưởng, thanh toán hợp đồng và các chế độ khác theo quy định. 

  • Quản lý các vấn đề liên quan đến doanh thu, số lượng hàng hóa, tài sản cố định, công nợ, hàng tồn kho,… 

Sản xuất - công nghệ - R&D 

Vị trí này thường sẽ thực hiện một số công việc chính sau đây: 

  • Nghiên cứu, lên kế hoạch xây dựng và phát triển sản phẩm mới.

  • Nghiên cứu cải thiện, nâng cao tính năng, chất lượng các sản phẩm cũ.

  • Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kinh doanh cho các sản phẩm của công ty. 

  • Xác lập các tiêu chuẩn cần thiết.

  • Triển khai chuyển giao quy trình cho các bộ phận liên quan. 

  • Trực tiếp xử lý các sự cố trong sản xuất; cảnh báo, đưa ra các giải pháp phù hợp để phòng tránh các rủi ro,...

Sản xuất - công nghệ lên kế hoạch nghiên cứu sản phẩm mới

Quản lý chất lượng 

Quản lý chất lượng và vị trí không thể thiếu trong công ty may mặc bởi họ đảm nhận những nhiệm vụ vô cùng quan trọng như: 

  • Xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm theo yêu cầu.

  • Lập các báo cáo về sản phẩm chất lượng sau khi tiến hành kiểm tra.  

  • Đưa ra các báo cáo giải pháp khắc phục cũng như cách phòng ngừa lỗi trong quá trình sản xuất, đánh giá chất lượng. 

  • Lưu hồ sơ hạng mục đã được kiểm tra. 

  • Tham gia, đóng góp ý kiến vào quá trình cải tiến sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. 

  • Đánh giá hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm định kỳ của công ty 

  • Thực hiện đào tạo cho các bộ phận liên quan để biết cách áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn và quy trình chuẩn trong quá trình làm việc. 

Kỹ thuật - bảo trì 

Các công việc của bộ phận kỹ thuật, bảo trì thường là: 

  • Thực hiện bảo trì hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất

  • Chịu trách nhiệm bảo quản các dụng cụ, thiết bị phục vụ cho quá trình bảo trì, đồng thời trực tiếp tiếp nhận các máy móc mới phục vụ cho quá trình làm việc. 

  • Chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao năng suất làm việc liên quan đến việc thay đổi hệ thống máy móc và công nghệ. 

  • Đảm bảo sự an toàn cho khu vực làm việc.

  • Tổ chức phổ biến các nội quy, quy định về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy,… đến toàn bộ nhân viên của công ty. 

Mua hàng – xuất nhập khẩu

Mua hàng - xuất nhập khẩu sẽ thực hiện các công việc như: 

  • Điều phối vật tư, nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra đảm bảo khai thác và sử dụng hiệu quả các tài nguyên của doanh nghiệp. 

  • Phối hợp với phòng kinh doanh, lên kế hoạch điều phối sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường. 

  • Thực hiện công việc bán hàng, xuất nhập khẩu các sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường. 

  • Xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và các đối tác quan trọng của công ty. 

Bộ phận mua hàng - xuất nhập khẩu thực hiện việc điều phối nguyên liệu đầu vào đầu ra

Kế hoạch - kinh doanh

Nhắc đến các bộ phận trong công ty may mặc không thể nhắc đến kế hoạch - kinh doanh, bởi đây được coi là “xương sống” của doanh nghiệp. Các công việc mà bộ phận này phải thực hiện khá nhiều, cụ thể: 

  • ​Tham mưu chiến lược kinh doanh phù hợp cho ban lãnh đạo.

  • Xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh theo từng tháng, quý, năm và trình lên ban lãnh đạo.

  • Thực hiện việc giám sát, kiểm tra chất lượng công việc các bộ phận khác trong quyền hạn. 

  • Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đầu tư thêm các trang thiết bị, máy móc cần thiết để phục vụ hoạt động sản xuất của công ty. 

  • Nghiên cứu thị trường, đối thủ, từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong chiến lược chung. 

  • Lập các kế hoạch truyền thông, marketing thương hiệu, sản phẩm theo từng giai đoạn cụ thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Vừa rồi chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn các bộ phận trong công ty may mặc, hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích. Tùy vào kinh nghiệm và định hướng phát triển của bạn thân, nếu yêu thích lĩnh vực may mặc, bạn nên trau dồi, học hỏi để ứng tuyển vào các vị trí phù hợp.