Thợ điện cần trang bị những kỹ năng, kiến thức gì trước khi làm việc?

Thợ điện là một ngành nghề đáng quý vô cùng. Họ làm trên chính sức lao động của mình và khẳng định dần tay nghề theo năm tháng. Không phải ai cũng biết cách sửa chữa điện triệt để, an toàn như thợ điện. Vì thế, nếu muốn trở thành một thợ điện, bạn cần trang bị những kỹ năng, kiến thức gì trước khi làm việc? Theo dõi bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn.

Những kiến thức cơ bản một thợ điện cần trau dồi

  • Làm một thợ điện, điều cơ bản phải học qua lớp điện dân dụng. Từ đó hiểu được cấu tạo của nguồn điện, đọc được sơ đồ điện, các kiểu nguồn điện như: nguồn điện song song, nguồn điện nối tiếp, hai cực âm, dương, các thiết bị đo: ampe kế, vôn kế,...

  • Thợ sửa điện phải biết được nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện như cấu tạo của điều hòa, bình nóng lạnh, máy bơm, bóng đèn,... bên trong gồm những bộ phận nào, nguyên lý hoạt động ra sao.

  • Nắm chắc kiến thức về bảo hộ an toàn lao động khi sửa chữa điện để không bị tai nạn nghề nghiệp trong lúc làm việc. Ví dụ: khi sửa điện phải mặc đồ bảo hộ, không được đi chân đất mà phải đi dép, đeo găng tay, ...

  • Biết cách đo được nguồn điện là bao nhiêu. Đồng thời xem xét các vấn đề điện bị chập hay bị đứt âm trong tường hay không, nguồn điện có bị hở rò rỉ không.

Một thợ điện phải không ngừng trau dồi các kỹ năng kỹ thuật mới để phát triển chuyên môn

Một thợ điện phải không ngừng trau dồi các kỹ năng kỹ thuật mới để phát triển chuyên môn

Thợ điện cần trang bị những kỹ năng gì khi làm việc?

Một thợ điện giỏi ngoài nắm vững kiến thức chuyên môn, vẫn cần phải trau dồi các kỹ năng nhất định sau:

Các kỹ năng mềm cần có của nghề thợ điện

  • Làm việc nhóm 

  • Chịu áp lực cao

  • Chăm chỉ, đam mê

  • Khả năng phân tích

  • Nhanh nhẹn

Kỹ năng chuyên môn, kiến thức cần biết để trở thành thợ điện

Các mạng lưới, thiết bị điện hiện nay được nâng cấp hiện đại hơn rất nhiều, cơ hội việc làm được rộng mở. Tuy nhiên, đòi hỏi các thợ điện phải có kỹ năng chuyên môn dày dặn hơn để đảm nhiệm các công việc phức tạp hơn. 

Thép thì cần phải tôi luyện. Vì thế, bạn phải phấn đấu để thực sự làm chủ công việc của mình, không ngừng học hỏi thêm các kiến thức mới về điện để tự làm giàu thêm tri thức của mình.

Những kiến thức cơ bản luôn là điều kiện tiên quyết đối với người thợ điện

Những kiến thức cơ bản luôn là điều kiện tiên quyết đối với người thợ điện

Kỹ năng kỹ thuật

Đây có lẽ là kỹ năng quan trọng nhất của mỗi thợ điện để khiến các nhà tuyển dụng xem xét có nên tuyển vào làm việc cho công ty hay không. Do đó, trong quá trình đào tạo và học nghề, là thợ điện bạn nên mở rộng kỹ năng kỹ thuật càng sâu, càng rộng càng tốt. Bạn có thể tham khảo một số kỹ năng kỹ thuật được nhắc đến nhiều nhất trong các buổi tuyển dụng thợ điện:

  • Sơ đồ lắp đặt điện

  • Lắp đặt, cài đặt và bảo trì hệ thống điện, các linh kiện điện, đồ đạc tại công trường

  • Hệ thống đo áp suất, nhiệt độ và lưu lượng

  • Kinh nghiệm về điện dân dụng, công nghiệp, xây dựng, kinh nghiệm dân cư

  • Kiến thức về mã điện nhà nước và địa phương

  • Kiến thức về quy trình và quy định an toàn

  • Thực hành: thay thế động cơ 3 pha; cài đặt mạch điện; đo, cắt và uốn ống bằng tay và uốn cong thủy lực; sửa chữa hệ thống dây điện, ống dẫn điện và thiết bị liên quan

Kỹ năng tư duy logic

Các hệ thống điện tân tiến hiện nay cần được cài đặt và cần những người thợ điện giỏi để bảo trì kỹ càng. Do đó, những công việc này yêu cầu người thợ điện phải tỉ mỉ, chú ý đến những chi tiết nhỏ của vấn đề gặp phải ở đâu, từ đó phân tích vấn đề ở độ chính xác nhất và giải quyết một cách an toàn, vững chắc nhất. Ngoài ra, khi thợ điện phải làm việc với những hệ thống thiết bị hiện đại, đôi khi họ còn cần lập kế hoạch chi tiết về các công việc hằng ngày, theo dõi, bảo trì thiết bị ra sao,... thông qua áp dụng nhiều kiến thức về logic lập trình, lý luận cơ học,.... Không quên đánh giá những rủi ro, sự cố trong hệ thống điện có thể gặp phải để đề xuất đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

Thể chất khỏe mạnh

Vì tính chất công việc thợ điện khá nguy hiểm khi ngày ngày phải đối mặt với các nguồn điện, không thể lơ là cảnh giác. Vì thế, thợ điện phải có sức khỏe, sức chịu đựng, giữ được sự cân bằng và khéo léo để thực hiện các công việc như: leo lên thang, mang các vật nặng, làm việc trên cao (ở trên thang, giàn giáo,...), hoặc làm việc trong không gian hẹp (trong thang máy,...) , tốn sức khi sử dụng các dụng cụ điện để cắt, khoan... 

Môi trường làm việc luôn thay đổi nên người thợ điện phải đảm bảo sức khỏe tốt

Môi trường làm việc luôn thay đổi nên người thợ điện phải đảm bảo sức khỏe tốt

Kỹ năng hành chính

Chắc hẳn bạn thấy khá lạ khi một thợ điện lại cần kỹ năng về hành chính. Không sai đâu, đây chắc chắn là một kỹ năng mà thợ điện nào cũng nên tạo thành thói quen trau dồi. 

Những hồ sơ mua nguyên liệu, vật tư, lập kế hoạch, quản lý các dự án cần được lưu trữ lại tránh thất thoát và giúp ích cho bạn sau này khi kiểm kê lại.

Tạm kết

Nghề nào cũng thế, nhà tuyển dụng luôn muốn tìm những người làm việc tốt, có nhiều kinh nghiệm phong phú. Vì thế, bạn cần cố gắng trở thành thợ điện lành nghề, có nhiều kỹ năng tốt. Từ đó giá trị con người tăng lên và chắc chắn bạn sẽ nhận lại được những thành quả xứng đáng. Ngoài ra, tìm kiếm việc làm khi đó đã không còn nhiều áp lực nữa. Vì vậy, với bài viết trên, TopCV hy vọng các bạn đã nắm rõ thợ điện chuyên nghiệp cần có kỹ năng, kiến thức gì để bạn học hỏi và cố gắng nhiều hơn. Hãy theo dõi những bài viết của TopCV để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích nhất về các ngành nghề trong hành trình tìm việc và làm việc bạn nhé. Chúc các bạn luôn thành công.