Thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam ra sao khi giá xăng tăng cao

Cùng với việc giá xăng tăng cao, thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam xuất hiện nhiều biến động. Nhiều tài xế đã tắt app, bỏ nghề bởi không thể cân bằng nổi chi phí và lợi nhuận thu về từ việc chạy xe ôm. Hãy cùng Viecngay.vn tìm hiểu chi tiết về tình hình thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam trong thời kỳ lạm phát gia tăng ở bài viết dưới đây.

Thống kê chi phí để đổ đầy xăng theo từng loại xe

Theo thông báo mới nhất, vào ngày 21/7 giá xăng trong nước đã được điều chỉnh giảm xuống. Cụ thể, giá xăng hiện nay là E5 RON 92  có giá 25.070 đồng/lít, xăng RON 95-III có giá 26.070 đồng/lít. Như vậy, chi phí đổ đầy bình xăng ở một số loại xe thông dụng hiện nay tính theo mức giá 25.000 đồng/lít như sau: 

Mẫu xe

Dung tích bình xăng (lít)

Chi phí đổ đầy bình (VNĐ)

Honda Vision

5.2

130.000

Honda Wave Alpha 10

3.7

92.500

Honda Air Blade

4.4

110.000

Honda Lead

6

150.000

Honda SH

7.8

195.000

Yamaha Grande

4.4

110.000

Yamaha Sirius

3.8

95.000

Vespa Sprint

7.5

187.500

Bảng thống kê chi phí đổ đầy bình xăng các mẫu xe phổ biến sau ngày 21/07/2022

Tác động của giá xăng tới thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam

Từ bảng thống kê trên có thể thấy hiện nay chi phí để đổ đầy bình xăng đang là khá cao. Điều này gây nên những tác động cụ thể tới thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam như sau:

Tác động tới tài xế

Việc giá xăng tăng cao đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới cánh tài xế công nghệ. Đồng thời với mức chiết khấu trung bình là khoảng 30%, nhiều tài xế đã không thể cân bằng nổi chi phí và lợi nhuận thu lại từ việc chạy xe. Điều này dẫn tới 3 trường hợp phổ biến sau:

Tài xế tắt app, không nhận đơn: Giá xăng tăng khiến chi phí nhiên liệu tăng vọt, trong khi doanh thu nhận lại không đủ bù lỗ. Điều này khiến thu nhập của tài xế giảm sút rõ rệt. Chính vì vậy, nhiều người đã lựa chọn tắt app, không nhận thêm đơn hàng và chờ khi xăng hạ giá sẽ quay lại làm việc. 

Tìm hiểu thêm: Nên chạy xe ôm công nghệ nào trong năm 2022?

Giá xăng tăng cao khiến nhiều tài xế lựa chọn tắt app, không nhận đơn

Giá xăng tăng cao khiến nhiều tài xế lựa chọn tắt app, không nhận đơn

Tài xế chuyển qua làm xe ôm truyền thống: Một số tài xế quyết định bám nghề nhưng trở thành xe ôm tự do thay vì chạy xe ôm công nghệ. Như vậy, họ sẽ không phải chi trả 30% chiết khấu cho các hãng xe và có thể được hưởng trực tiếp tiền lời của mỗi cuốc xe. 

Nhiều tài xế còn đưa ra những “quyết định thay đổi” để có thể xoay xở trong thời kỳ bão giá xăng. Chẳng hạn họ sẽ bật app lên để xem khu vực đang có nhiều khách đặt xe. Sau đó sẽ tắt app, chạy thẳng vào đó để kiếm khách và chào mời khách theo kiểu truyền thống.

Tài xế chuyển qua làm shipper: Không ít tài xế lựa chọn chuyển nghề và trở thành shipper giao hàng để trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày. Phương pháp này được cho là khá hiệu quả và tiết kiệm chi phí, đỡ ảnh hưởng tới phương tiện vận chuyển. 

Tác động tới khách hàng 

Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực tới cánh tài xế, giá xăng tăng cũng ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng sử dụng dịch vụ này. Thực tế, khi thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam biến động, cánh tài xế tắt app, không nhận đơn khiến khách hàng khó khăn trong việc đặt xe qua app.

Theo chia sẻ của chị N (nhân viên văn phòng) cho biết rất khó đặt xe qua các ứng dụng. Thậm chí nếu di chuyển với quãng đường ngắn từ 3-5 km, tài xế sẵn sàng hủy cuốc xe. 

Tìm hiểu thêm: Tìm shipper giao hàng hà nội ở đâu nhanh nhất

Khách hàng khó tìm xe trong thời buổi bão giá

Khách hàng khó tìm xe trong thời buổi bão giá

Bên cạnh đó, chị cũng chia sẻ thêm rằng chi phí cho một cuốc xe hầu như tăng lên gấp đôi. Trước khi giá xăng tăng, một quốc xe 4 chỗ từ chỗ chị làm (đường Tôn Đức Thắng - Quận 1) về nhà (đường Nguyễn Gia Trí - Bình Thạnh) có giá khoảng 55.000 đồng thì này đã tăng lên 90.000 đồng. Kể cả như vậy thì chị cũng phải chờ rất lâu mới có tài xế nhận đơn.

Tác động tới các hãng xe công nghệ

Thực tế, các hãng xe công nghệ là bên ít bị ảnh hưởng nhất khi thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam có nhiều biến động. Thực tế, sau khi giá xăng tăng, hầu hết các hãng xe đều điều chỉnh giá cước tăng lên mức mới. Trong khi đó tỷ lệ chiết khấu với tài xế vẫn không thay đổi là khoảng 30%. 

Như vậy, giá cước tăng thêm 1.000 đồng thì đồng nghĩa với việc ứng dụng gọi xe bỏ túi thêm 300 đồng. Vì vậy việc tăng giá xăng có thể làm giảm số lượng cuốc xe nhưng không gây ảnh hưởng trực tiếp tới các app. 

Điều này khiến cánh tài xế trong thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam bức xúc. Khách hàng phải trả nhiều tiền hơn nhưng lợi nhuận lại chảy hết vào túi hãng xe. Trong khi đó tài xế còn phải bù thêm chi phí đổ xăng và giảm thu nhập do lượng khách đi xe sụt giảm.

Vì vậy không ít tài xế đã rủ nhau nghỉ việc, tắt app để kiến nghị hãng xe công nghệ giảm mức chiết khấu hoặc có thêm nhiều hoạt động hỗ trợ. Đáp lại những kiến nghị này, các hãng xe công nghệ đã đưa ra nhiều phương án khác nhau như Be giảm chiết khấu, Grab và Gojek tặng phiếu xăng để giữ chân tài xế.

Tìm hiểu thêm: Shipper công nghệ là gì? Những khó khăn trong nghề mới này

Các hãng xe công nghệ là bên ít bị ảnh hưởng nhất ở thời điểm hiện tại

Các hãng xe công nghệ là bên ít bị ảnh hưởng nhất ở thời điểm hiện tại

Trên đây là những thông tin cơ bản về thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam trong thời điểm tháng 07/2022. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã cập nhật được những thông tin mới nhất về thị trường xe ôm công nghệ. Đừng quên truy cập TopCV để tìm kiếm những việc làm mới với thu nhập hấp dẫn nhất ngay cả trong thời kỳ khó khăn này.

Tham khảo thêm: Top 3 hãng xe ôm công nghệ phổ biến nhất Việt Nam