Làm thợ sửa điện nước có vất vả? Công việc bao gồm những gì?

Điện – nước là những vấn đề quan trọng và không thể thiếu trong đời sống hiện nay. Do đó, những dịch vụ liên quan đến sửa chữa điện nước luôn cần thiết khi những vấn đề này gặp sự cố. Tuy vậy, thợ sửa điện nước Việt Nam hiện nay chưa cao và luôn có nhu cầu tuyển dụng lớn. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về công việc này, bài viết dưới đây của ViecNgay.vn sẽ hữu ích cho bạn.

Công việc thường ngày của thợ sửa điện nước

Hiện nay, thợ sửa điện nước thường sẽ làm việc tại các cơ sở, dịch vụ nhỏ lẻ. Công việc chính của họ là khắc phục các sự cố liên quan đến điện, nước khi xảy ra. Cụ thể, công việc thường ngày của họ như sau:

Công việc liên quan đến điện

  • Sửa chữa, khắc phục những sự cố liên quan đến cháy, chập điện, cháy nổ ổ điện.

  • Thực hiện thay thế các đường dây điện, thay thế các vật liệu liên quan khi cần thiết.

  • Sửa chữa các loại ổ cắm, tủ điện, những thiết bị điện dân dụng trong gia đình hoặc cơ sở kinh doanh.

  • Sửa chữa các loại thiết bị phức tạp hơn như cầu giao điện, máy bơm nước, quạt trần, tivi, hệ thống chiếu sáng, aptomat,…

  • Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt những thiết bị điện lạnh, thiết bị gia dụng trong gia định như lò vi sóng, bình nóng lạnh, điều hòa, tủ lạnh,…

>>>Xem thêm: Thợ sửa chữa ô tô là gì? Công việc này có cần bằng cấp không?

Khắc phục sự cố liên quan đến điện là một công việc của thợ sửa điện nước

Khắc phục sự cố liên quan đến điện là một công việc của thợ sửa điện nước

Công việc liên quan đến nước

  • Thông nghẹt các đường ống dẫn nước, thông ống thoát nước thải, ống nước nối từ chậu rửa bát đến hệ thống thải chung, thông lavabo, thông bồn cầu,…

  • Kiểm tra, sửa chữa các đường ống nước bị bục gãy, không thể sử dụng gây rò rỉ âm tường.

  • Kiểm tra, xử lý các loại bể chứa nước bị rò rỉ, đường ống nước bị nghẽn do các vật thể lạ.

  • Thay thế các thiết bị liên quan đến hệ thống thoát nước như vòi sen, vòi chậu, van xả nước,…

  • Cải thiện dòng chảy của nguồn nước khi có sự cố xảy ra.

Làm thợ sửa điện nước có vất vả?

Để biết làm thợ sửa điện nước có vất vả hay không, bạn có thể tham khảo nội dung so sánh sau đây. Nội dung này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những khó khăn, lợi ích khi làm thợ sửa điện nước

Vất vả khi làm thợ sửa điện nước

Với tính chất công việc khá vất vả, khi làm thợ điện nước, bạn có thể sẽ phải đối diện với những khó khăn như sau:

Tính chất công việc vất vả

Nhìn chung, công việc của thợ sửa chữa điện nước sẽ tương đối vất vả. Ví dụ như:

  • Thỉnh thoảng sẽ phải làm việc tại những vị trí trên cao, khó khăn, vất vả. Hoặc gặp những trường hợp điện bị chập cháy, ống nước rò rỉ nằm sâu bên trong tường rất nguy hiểm nhưng vẫn phải thực hiện kiểm tra để sửa chữa.

  • Thợ sửa chữa điện nước phải hiểu biết về các kiến thức liên quan đến điện nước, am hiểu về lĩnh vực xây dựng bởi có mối quan hệ mật thiết với nhau.

>>>Xem thêm: Công việc thu ngân là gì? Bản mô tả công việc chi tiết nhất

Tính chất công việc của thợ sửa chữa điện nước

Tính chất công việc của thợ sửa chữa điện nước

Chịu nhiều áp lực trong công việc

Bên cạnh những vất vả nói trên, thợ sửa chữa điện nước cũng sẽ phải chịu nhiều áp lực từ công việc. Những áp lực này có thể kể đến như áp lực từ tiến độ thi công, bảo trì, bảo hành, áp lực từ khách hàng (khách hàng khó tính, không hiểu rõ về tính chất công việc,…), áp lực thời gian,..

Có thể gặp nhiều rủi ro

Khi làm thợ sửa chữa điện nước, bạn cũng có thể gặp phải nhiều rủi ro, sự cố bất ngờ mà bạn không thể lường trước được. Ví dụ như một số trường hợp sau đây:

  • Làm việc trên cao sẽ dễ bị xảy ra những tình huống nguy hiểm.

  • Làm việc với nhiều loại máy móc khác nhau, không có đồ bảo hộ phù hợp có thể gây nguy hiểm như máy cắt, máy đục,…

  • Làm việc tại những không gian, vị trí chật hẹp, tối, mật độ cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Có thể bị điện giật gây nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với nhiều môi trường bụi, có mùi hôi,… có thể gây khó thở.

Lợi ích khi làm thợ sửa điện nước

Tuy có nhiều khó khăn, vất vả như trên, nhưng khi làm công việc này, bạn cũng sẽ nhận được một số lợi ích khác. Ví dụ như:

  • Có kinh nghiệm, tư duy tốt và có thể tự sửa chữa được các thiết bị điện, nước chẳng may bị hư hỏng trong nhà.

  • Rèn luyện được nhiều kỹ năng khác nhau như kỹ năng xử lý tình huống, ý chí đối diện với khó khăn,…

  • Có việc làm tương đối ổn định bởi hiện tại nguồn cung về công việc này đang rất hạn chế.

Thu nhập thợ sửa điện nước bao nhiêu?

Vậy, chắc hẳn bạn sẽ rất quan tâm đến thu nhập của thợ sửa chữa điện nước là bao nhiêu. Trên thực tế, mức tính thu nhập của công việc này sẽ theo ngày, kinh nghiệm của bạn. Bạn có thể tham khảo mức thu nhập trung bình của thợ điện nước như sau:

  • Thợ chính: Từ 350.000 – 400.000 đồng/ngày, tương đương với 9.100.000 – 10.400.000 đồng/tháng nếu bạn làm 26 ngày công/tháng.

  • Thợ phụ: 250.000 – 300.000 đồng/ngày, tương đương với 6.500.000 – 7.800.000 đồng/tháng nếu bạn làm việc với 26 ngày công/tháng.

>>>Xem thêm: Nhân viên nhà sách: Công việc và thu nhập như thế nào?

Thợ sửa chữa điện nước có mức thu nhập tùy thuộc vào kinh nghiệm

Thợ sửa chữa điện nước có mức thu nhập tùy thuộc vào kinh nghiệm

Trên đây là những thông tin liên quan đến công việc thợ sửa điện nước. Tuy là một công việc khá vất vả, nhưng tính chất công việc tương đối ổn định và mức thu nhập khá cao. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về công việc này. Đừng quên theo dõi các bài viết khác trong chuyên mục này để cập nhật tin tức thú vị về cơ hội nghề nghiệp, việc làm.

>>>Xem thêm: Khám phá công việc và thu nhập của nhân viên rạp chiếu phim

Hình ảnh: Sưu tầm