Những nỗi khổ và tâm sự riêng của nghề đầu bếp mà ít ai biết

Nghề đầu bếp không phải là một công việc mỹ miều như nhiều người vẫn nghĩ. Vậy những nỗi khổ, tâm sự riêng của đầu bếp - nghề “nhiều áp lực, ít niềm vui” là gì? Hãy cùng Viecngay tìm hiểu ngay nhé.

Nghề đầu bếp là làm gì?

Trước khi đến với những nỗi khổ của nghề đầu bếp, hãy cùng tìm hiểu xem họ làm những công việc như thế nào. Cụ thể, các đầu bếp trong nhà hàng/khách sạn thường thực hiện những công việc như sau:

  • Chuẩn bị nguyên vật liệu, các dụng cụ, thiết bị cần thiết cho quá trình chế biến trong ca làm việc của mình. 

  • Phối hợp cùng các nhân viên khác trong bộ phận bếp để thực hiện nhập kho, lưu trữ nguyên, vật liệu.

  • Sơ chế các nguyên liệu cho quá trình chế biến đồ ăn được nhanh chóng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

  • Phối hợp cùng những nhân viên khác để quản lý khu vực bếp mà mình được phân công.

  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho khu vực bếp trước - sau ca làm việc. Lập các báo cáo công việc theo yêu cầu.

>>>Xem thêm: Nghề nấu ăn có tương lai không? Làm thế nào để thành công?

Đầu bếp sẽ đảm nhiệm vai trò chế biến món ăn tại các nhà hàng

Đầu bếp sẽ đảm nhiệm vai trò chế biến món ăn tại các nhà hàng

Những nỗi khổ của nghề đầu bếp

Ngày đầu bếp được biết đến như một công việc khá mĩ miều bởi thường xuyên làm việc và chế biến ra các món ăn hấp dẫn và đẹp mắt. Tuy vậy, đây là một công việc có khá nhiều thách thức và nỗi khổ riêng. Ví dụ như một vài vấn đề như sau:

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Đặc điểm của nghề đầu bếp là phải làm việc vào những khung giờ khá khác biệt so với người khác. Ví dụ như các khung giờ ăn trưa, ăn tối so với bình thường. Vào những dịp lễ Tết hoặc cuối tuần, đầu bếp có thể phải làm đến 20 tiếng mỗi ngày. Điều này khiến họ gặp những vấn đề liên quan đến sức khỏe, thậm chí là mãn tính. Ví dụ như:

  • Bệnh đau bao tử: Do ăn uống và ngủ nghỉ không đúng giờ. Bên cạnh đó nghề đầu bếp cũng thường xuyên anh uống vội vã có thể dẫn đến bệnh rối loạn tiêu hóa, nghiêm trọng hơn là đau và những bệnh lý về dạ dày.

  • Các bệnh liên quan đến thừa cân béo phì: Do thường xuyên phải làm việc trong môi trường nóng bức và thiếu nước. Ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến vấn đề sức khỏe này.

  • Vấn đề đau vai gáy, cuộc sống hoặc đau cổ: Nghề đầu bếp luôn phải đứng và cúi đầu thường xuyên trong thời gian dài, bên cạnh đó họ cũng cần phải mang vác những đồ vật nặng nên rất dễ gặp những vấn đề bệnh lý này.

  • Phù chân: Đứng quá lâu và thiếu nước thường xuyên là một trong những nguyên nhân dẫn đến phù chân. Bên cạnh đó, những người làm nghề đầu bếp cũng rất dễ mắc phải những bệnh về đầu gối, bàn chân gây đau nhức, khó khăn trong đi lại.

  • Thay đổi vị giác: Thường xuất phát từ việc phải nêm, nếm thức ăn quá nhiều. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến vị giác của họ.

  • Bị các tổn thương liên quan đến da do làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Bên cạnh đó cũng có thể gặp những rủi ro như bị bỏng, bị dầu bắt, dao cắt,...

Đầu bếp là một nghề gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe

Đầu bếp là một nghề gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe

Môi trường làm việc khắc nghiệt

Nghề đầu bếp thường làm việc trong môi trường nóng nực, có nhiệt độ cao và bí bách. Bên cạnh đó, bếp cũng là không gian có nhiều tạp âm, mùi vị khác nhau nên có thể khiến cho đầu bếp cảm thấy khó chịu và mệt mỏi khi làm việc trong thời gian dài.

Khó tránh khỏi mâu thuẫn trong công việc

Một trong những bộ phận thường gặp mâu thuẫn với bộ phận bếp có thể kể đến bộ phận bàn. Đây được xem là chuyện xảy ra “như cơm bữa” trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Một số tình huống có thể gây ra mâu thuẫn như:

  • Phục vụ bàn ghi nhận order không đúng, dẫn đến đầu bếp chế biến món ăn không đúng với yêu cầu của khách hàng.

  • Phục vụ bàn sắp xếp đơn order không hợp lý, khiến bộ phận bếp không tối ưu được trong quy trình chế biến của mình.

  • Bộ phận bếp không chế biến kịp do bộ phận phục vụ dồn nhiều order cùng một lúc. 

Không có thời gian dành riêng cho bản thân

Một nỗi khổ khác mà ít người biết đến khác của nghề đầu bếp là họ ít có thời gian cho gia đình, bạn bè và chính bản thân của họ. Nếu bạn gặp những người đầu bếp thành công, sẽ thấy họ ít có thời gian để nhâm nhi một tách cafe theo đúng nghĩa của nó. Nhưng dù vậy, họ vẫn luôn tập trung cao độ trong quá trình chế biến để tạo ra những món ăn ngon nhất cho khách hàng.

Khi làm đầu bếp khó có thời gian dành riêng cho bản thân

Khi làm đầu bếp khó có thời gian dành riêng cho bản thân

Hi vọng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm này, bạn sẽ hiểu hơn về những nỗi khổ và tâm sự mà ít người biết về nghề đầu bếp là gì. Bên cạnh đó, nếu đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm đầu bếp, bạn cũng có thể truy cập vào TopCV để tiếp cận các tin tuyển dụng hấp dẫn hơn nhé.

Tìm hiểu thêm:

>>> Đầu bếp nhà hàng làm công việc gì và lương có cao hay không?

>>> Cách để bạn trở thành đầu bếp nhà hàng chuyên nghiệp