Cửa hàng trưởng là gì? Công việc của cửa hàng trưởng như thế nào?

Cửa hàng trưởng là một vị trí được nhiều người quan tâm. Đặc biệt, khi bạn làm việc trong môi trường có quy mô cửa hàng. Vậy cửa hàng trưởng là gì? Họ sẽ làm những công việc như thế nào? Hãy cùng viecngay.vn theo dõi trong bài viết hôm nay.

Cửa hàng trưởng là gì?

Cửa hàng trưởng (quản lý cửa hàng) – Store Manager – là những người đảm nhiệm vị trí đứng đầu ở các cửa hàng. Họ sẽ có các nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý các công việc, vấn đề của cửa hàng như tổ chức, điều hành, nhân sự,…

Quản lý hàng trưởng ít khi tham gia vào quá trình bán hàng, chăm sóc khách hàng trực tiếp. Đa số phần lớn công việc của họ là quản lý, điều hành nhân viên. Ngoài ra, họ cũng sẽ là người hỗ trợ cho nhân viên bán hàng xử lý các khiếu nại từ khách hàng.

cửa hàng trưởng là gì

Cửa hàng trưởng là người có nhiệm vụ quản lý cửa hàng

Cửa hàng trưởng làm những công việc nào?

Cửa hàng trưởng đóng vai trò quan trọng trong mỗi cửa hàng. Do đó, công việc của họ cần làm cũng khá nhiều.

Quản lý mọi hoạt động bán hàng và cửa hàng

Đây là nhiệm vụ cũng như công việc quan trọng đầu tiên của quản lý hàng trưởng. Họ cần phải đưa ra các kế hoạch, chiến lược và quản lý tốt hoạt động bán hàng. Cụ thể:

  • Quản lý, chỉ đạo cho hoạt động bán hàng đạt được mục tiêu doanh số đề ra.

  • Theo dõi các hoạt động, dữ liệu liên quan đến doanh thu cửa hàng.

  • Kiểm soát các hoạt động bán hàng như sản phẩm bán tốt, sản phẩm không bán được,…

  • Điều chỉnh chiến lược bán hàng phù hợp.

  • Kiểm soát chất lượng và hàng hóa.

  • Xử lý các vấn đề liên quan đến hàng hóa như tồn kho, đặt hàng, kiểm soát hàng xuất – nhập.

  • Quản lý tài chính, ngân sách để đảm bảo cửa hàng có được doanh thu tối đa.

Quản lý đội ngũ nhân sự

Việc điều phối, quản lý đội ngũ nhân viên trong cửa hàng cũng là một phần công việc của quản lý hàng trưởng. Cụ thể, một số công việc để quản lý nhân sự như sau:

  • Sắp xếp, phân công lịch làm việc cho nhân viên trong cửa hàng.

  • Cập nhật, phổ biến các quy định, quy chế làm việc cho nhân viên.

  • Điều phối hoạt động, phân chia công việc theo hệ thống cố định.

  • Kiểm tra, giám sát và thúc đẩy nhân viên làm việc và đạt doanh số cao.

  • Hướng dẫn và đào tạo nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên.

Một số nhiệm vụ, công việc khác

Ngoài những công việc quản lý chính như trên, cửa hàng trường sẽ có thêm nhiều nhiệm vụ khác. Ví dụ như:

Nghiên cứu thị trường

Cửa hàng trưởng sẽ cần thực hiện các nghiên cứu thị trường để đưa ra được kế hoạch bán hàng phù hợp với xu hướng, mong muốn của khách hàng. Những nghiên cứu này có thể bao gồm như xu hướng của hàng hóa, cơ hội kinh doanh, nhu cầu, thị hiếu của khách, xây dựng các chương trình quảng cáo, khuyến mãi,..

cửa hàng trưởng là gì

Nghiên cứu thị trường là một trong các công việc của cửa hàng trưởng

Xây dựng chính sách lương, nhân sự

Chính sách lương, chính sách nhân sự là một trong những yếu tố giúp thu hút người lao động, nhân viên cho cửa hàng. Do đó, quản lý hàng trưởng sẽ cần là người xây dựng các chính sách, quy chế lương, thưởng, phúc lợi,… cho nhân viên.

Xử lý các sự cố phát sinh

Việc bán hàng luôn sẽ có những sự cố ngoài ý muốn phát sinh, những sự cố này có thể xuất phát từ khách hàng, nhân viên, hàng hóa hoặc các thiết bị, vật chất ở cửa hàng. Do đó, Quản lý cửa hàng sẽ là người xử lý hoặc hướng dẫn cho nhân viên xử lý những sự cố này.

Ngoài ra, quản lý cửa hàng cũng có thể hỗ trợ các công việc khác như: Tuyển dụng nhân sự, các dự án bán hàng, tiếp thị, lập các báo cáo, đề xuất cho ban giám đốc.

Thu nhập của cửa hàng trưởng có cao không?

Với khối lượng công việc cũng như áp lực như trên, mức lương của vị trí này cũng khá tương xứng. Thông thường, mức thu nhập của cửa hàng trưởng sẽ được chia thành 2 phần chính bao gồm:

  • Lương cơ bản: Mức lương giúp nhân sự có thể đảm bảo được cuộc sống hàng ngày.

  • Lương doanh số: Mức thu nhập theo tỷ lệ hoa hồng với mỗi đơn hàng bán được tại cửa hàng.

Do đó, cũng có thể nói rằng, mức thu nhập của vị trí này không có giới hạn cụ thể nếu bạn có năng lực. Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo mức lương trung bình được thống kê sau đây:

  • Mức thu nhập trung bình: 18.300.000 đồng/tháng.

  • Mức thu nhập phổ biến: 12.500.000 – 18.100.000 đồng/tháng.

  • Mức thu nhập thấp nhất: 7.000.000 đồng/tháng.

  • Mức thu nhập cao nhất: 62.600.000 đồng/tháng.

Ngoài năng lực, mức thu nhập cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác. Những yếu tố này có thể bao gồm như kinh nghiệm, quy mô cửa hàng, khu vực làm việc, chính sách hoa hồng của doanh nghiệp…

cửa hàng trưởng là gì

Mức thu nhập của cửa hàng trưởng không có giới hạn

Tạm kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến vị trí cửa hàng trưởng. Tuy là vị trí có mức lương khá hấp dẫn, nhưng đi kèm đó sẽ có nhiều trách nhiệm, áp lực hơn. Hy vọng bài viết đã có thêm nhiều thông tin về vị trí tuyển dụng này để bạn tham khảo và lựa chọn được công việc phù hợp với bản thân.