Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn phụ bếp mới nhất hiện nay

Để có thể trở thành phụ bếp bạn sẽ phải trải qua một buổi phỏng vấn cùng với phía nhà hàng. Hãy tham khảo ngay các câu hỏi phỏng vấn phụ bếp sau đây cùng Viecngay để buổi phỏng vấn sắp tới thành công hơn nhé.

Câu 1: Hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân bạn?

Đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn phụ bếp mà bạn có thể gặp và khá phổ biến. Với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn mở đầu buổi phỏng vấn một cách nhẹ nhàng và hiểu hơn về những thông tin cơ bản của bạn. Do đó bạn có thể trả lời câu hỏi này với trình tự giới thiệu về thông tin của bản thân bao gồm tên, tuổi và những kinh nghiệm làm phụ bếp trước đó nếu có.

Giới thiệu bản thân là một trong các câu hỏi phỏng vấn phụ bếp thường gặp

Giới thiệu bản thân là một trong các câu hỏi phỏng vấn phụ bếp thường gặp

Câu 2: Điểm mạnh và điểm yếu của bạn với nghề đầu bếp là gì?

Các câu hỏi phỏng vấn phụ bếp về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân cũng sẽ là những câu hỏi phỏng vấn mà bạn có thể gặp. Để trả lời câu hỏi này bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Chỉ nên nêu từ 3 đến 5 điểm mạnh chính của bản thân và có liên quan đến nghề đầu bếp. Ví dụ như có khả năng nêm nếm tốt, có tính thẩm mỹ tốt để có thể trang trí món ăn đẹp mắt hơn,...

  • Đối với điểm yếu cũng tương tự. Tuy vậy bạn nên nêu thêm cách mà bạn đang áp dụng để khắc phục những điểm yếu đó là gì.

Câu 3: Vì sao bạn lại lựa chọn công việc là nghề đầu bếp?

Đầu bếp là một trong những công việc có nhiều sự vất vả hiện nay. Do đó, nhà tuyển dụng muốn sử dụng câu hỏi này để xác định thêm về động lực mà bạn muốn làm công việc đầu bếp là gì. Với động lực đó bạn có thể kiên trì được bao lâu. Bạn nên trung thực và thành thật để trả lời câu hỏi này. Tuy vậy cũng có thể đưa thêm những yếu tố như đam mê hoặc yêu thích công việc nấu ăn để tăng thêm tính tin cậy cho câu trả lời.

Câu 4: Bạn có hiểu về tính chất công việc của nghề đầu bếp hay không?

Hiểu về tính chất công việc mà bạn sẽ thực hiện là một yếu tố để giúp bạn có thể gắn bó và phát triển hơn với công việc đó. Vì vậy đây cũng sẽ là một trong các câu hỏi phỏng vấn phụ bếp mà nhà tuyển dụng sẽ dùng để trao đổi với bạn. Để trả lời câu hỏi này tốt hơn bạn có thể:

  • Tìm hiểu trước về thông tin của nhà hàng hoặc khách sạn mà bạn sẽ thực hiện ứng tuyển vào vị trí phụ bếp.

  • Tham khảo thông tin tuyển dụng mà bạn nhận được ở vị trí phụ bếp để đưa ra được câu trả lời phù hợp về tính chất công việc.

  • Có thể đưa thêm từ 1 đến 2 lý do để khẳng định rằng với những tính chất công việc đó và kỹ năng hiện có thể bạn cảm thấy bạn thân khá phù hợp với nghề bếp.

Bạn phải hiểu về tính chất công việc đầu bếp mà bạn đang ứng tuyển

Bạn phải hiểu về tính chất công việc đầu bếp mà bạn đang ứng tuyển

Câu 5: Khi mâu thuẫn với các bộ phận khác trong nhà hàng, bạn sẽ làm gì?

Bộ phận bếp là một trong những bộ phận phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, Bên cạnh đó họ cũng dễ phát sinh các mâu thuẫn với những bộ phận khác do quy trình làm việc. Vì vậy, cách ứng xử khi xảy ra các mâu thuẫn cũng là một trong các câu hỏi phỏng vấn phụ bếp mà bạn có thể gặp.

Thông thường để giải quyết một mâu thuẫn tại nơi làm việc bạn nên xử lý như sau:

  • Cần khẳng định với Nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ cố gắng giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp.

  • Khi xảy ra mâu thuẫn bạn sẽ cố gắng tìm kiếm nguyên nhân của mâu thuẫn đó là gì.

  • Sau khi đã tìm ra nguyên nhân bạn sẽ cố gắng trao đổi với người mà bạn đang mâu thuẫn để tìm ra phương án tốt nhất cho cả đôi bên.

  • Bạn cũng sẽ gửi lời xin lỗi đến người mà bạn mâu thuẫn vì đã để sự việc xảy ra. Dù lỗi thuộc về bộ phận nào thì sự mâu thuẫn cũng là không đúng.

Tìm hiểu thêm:

>>> Đầu bếp nhà hàng làm công việc gì và lương có cao hay không?

>>> Cách để bạn trở thành đầu bếp nhà hàng chuyên nghiệp

Câu 6: Bạn có mục tiêu công việc như thế nào trong thời gian tới?

Các câu hỏi phỏng vấn phụ bếp về mục tiêu công việc trong tương lai thường sẽ được nhà tuyển dụng dùng để xác định mức độ gắn bó của bạn với nghề nghiệp. Với câu hỏi này bạn có thể lưu ý chia tách thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Trong đó:

  • Mục tiêu ngắn hạn là những điều mà bạn mong muốn trong vòng 1 năm đổ lại. Ví dụ như tìm được công việc ưng ý, tham gia một khóa học để nâng cao tay nghề bếp của mình.

  • Mục tiêu dài hạn thường có mốc thời gian từ 3 đến 5 năm. Bạn có thể đưa ra những mục tiêu như trở thành bếp trưởng, là người có tiếng nói trong cộng đồng các đầu bếp,...

Mục tiêu công việc là một trong các yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm

Mục tiêu công việc là một trong các yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm

Hi vọng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm này, bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn các câu hỏi phỏng vấn phụ bếp và thuận lợi được làm công việc mà mình mong muốn. Bên cạnh đó, nếu đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm liên quan đến nghề đầu bếp, hãy truy cập vào TopCV để tiếp cận các tin tuyển dụng hấp dẫn hơn nhé.